Cách sơ cứu khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu khi bị bỏng axit giúp làm giảm nhẹ tình trạng axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… Tuy nhiên, sơ cứu bỏng axit cần được tiến hành nhanh, kịp thời.
03/04/2018 15:27

Axit phá hủy cơ thể con người kinh khủng như thế nào?

Axit là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước. Axit có vị chua, thông thường được biểu diễn theo công thức tổng quát HxAy. Hiện nay, axit không chỉ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, trong một số ngành đặc thù mà nó còn bị con người lạm dụng trở thành một phương thức trả thù nhau.

Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tạt axit vào cơ thể nhau là một vấn nạn nhức nhối. Song vẫn chưa có giải pháp nào thực sự hiệu quả để bảo vệ và chăm sóc cho nạn nhân bị tạt axit. Nạn nhân của các vụ tạt axit phải sống hàng ngày trong sự đau đớn, giày vò cả về thể xác lẫn tinh thần. Bởi các tổn thương do axit gây ra là rất lớn.

Vậy axit hủy hoại cơ thể con người kinh khủng đến mức nào? Bản chất của nỏng axit gây ra là hiện tượng phản ứng giữa axit hoạt động hóa học mạnh với các chất hữu cơ trên cơ thể con người. Thông thường có 3 loại axit vô cơ mạnh gây bỏng là: axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3) và axit clohidric (HCl).

Các nhà khoa học cho biết, axit có thể hủy hoại da thịt trên cơ thể con người chỉ trong vòng 5 giây. Axit có thể đốt cháy mô nhanh và để lại sẹo lớn, sâu trên cơ thể. Nếu chậm trễ, axit có vượt qua lớp màng đáy ăn vào phần cơ và gây ra tình trạng bỏng nặng, co rút, hủy hoại xương khớp dẫn đến tàn phế.

Empty

Cách sơ cứu khi bị bỏng axit. Bỏng axit là loại bỏng có thể phá hủy cả hệ xương khớp của con người chỉ trong vòng 30 giây

Sở dĩ axit gây bỏng nặng trên da thịt con người là do nó phản ứng với các protein có trong tóc, món tay, móng chân và da. Khi tiếp xúc với da, axit làm ngưng kết các protein của mô và hút nước của tế bào. Đồng thời chúng cũng hóa hợp với protein tạo thàn protein axit. Lúc này các protein vẫn mang tính axit và tiếp tục ăn sâu vào trong cơ thể. Nồng độ axit càng đậm đặc thì thời gian bỏng sâu càng nhanh và thời gian phục hồi càng lâu.

Khi axit làm tổn thương da, phần da thịt đã bị chết không được cắt bỏ trong vòng 4 – 5 ngày để da mới mọc lên thì sẽ làm biến dạng bề mặt da. Nếu phần da chết không được loại bỏ nằm ở cổ tay, cánh tay thì bệnh nhân sẽ gặp các vấn đề về di truyền.

Không những gây tổn thương nghiêm trọng cho da, axit còn khiến nạn nhân gặp khó khăn trong việc hô hấp vì khi bị bỏng axit người bệnh đã hít thêm cả hơi axit. Hơi axit tạo ra những phản ứng độc hại làm tổn thương phổi. Sau vài tuần, vài tháng sau khi bị bỏng axit nếu không được chữa trị cẩn thận người bệnh vẫn có thể bị nhiễm trùng và tử vong.

Theo các bác sĩ tại Viện bỏng quốc gia, bỏng axit để lại hậu quả nặng nề, nhất là các trường hợp bị bỏng sâu trên khuôn mặt vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Hơn nữa, do cơ chế gây bỏng phức tạp của axit nên việc điều trị thông qua các phẫu thuật cũng đòi hỏi thời gian dài và tốn nhiều chi phí.

Cách sơ cứu khi bị bỏng axit

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huệ, nguyên Viện phó Viện Bỏng quốc gia: axit là chất oxy hóa nguy hiểm gây tác dộng ngay lập tức và gây ra nhiều biến chứng lâu dài cho cơ thể bệnh nhân. Tùy từng loại axit, vị trí tiếp xúc có thể chia ra thành nhiều cấp độ bỏng khác nhau. Tuy nhiên, những người bỏng axit trên mặt là nguy hiểm nhất. Vậy nên, sơ cứu ngay khi bị bỏng axit là vấn đề cực kỳ quan trọng.

Cách sơ cứu khi bị tạt axit:

- Ngay khi vừa bị tạt axit cần xịt nowcs ấm vào khu vực tiếp xúc với axit ít nhất trong vòng 20 – 30 phút. Nếu người bị tạt cảm thấy vẫn đau thì hãy tiếp tục xịt thêm nhiều nữa ấm nữa.

- Nếu bị tạt axit vào mắt thì cần cố gắp mở mắt thận lớn trong lúc xịt nước ấm vào để rửa trôi toàn bộ axit còn sót trong mắt.

Empty

Cách sơ cứu khi bị bỏng axit. Xịt nước ấm thường xuyên là cách tốt nhất giúp làm loãng axit và loại bỏ axit trên da

- Trong trường hợp có nước muối trung tính thì nên sử dụng thêm nó để sơ cứu, song cũng cần xịt liên tục trong khoảng 30 phút.

- Trong thời gian sơ cứu thì cần gọi ngay cấp cứu để đưa nạn nhân đến bệnh viện điều trị.

- Lưu ý: trong khi xịt nước sơ cứu cần gỡ bỏ quần áo giầy dép, trang sức có dính axit hoặc dính với vùng da bị axit làm tổn thương.

Để có cách sơ cứu chính xác nhất, người sơ cứu cần lưu ý; cần phải xịt nước liên tục để axit trên da loãng dần da; không ngâm vết thương trong nước quá lâu có thể dễ bị nhiễm trùng; không được dùng đá để chườm lên vết thương do axit gây ra;

Ngoài  ra, trong lúc sơ cứu tuyệt đối không được sử dụng khăn lau có sợi. Bởi các sợi này có thể khiến vết thương nghiêm trọng và dễ gây nhiễm trùng da. Đồng thời cũng không được dùng dầu, bơ, kem đánh răng để thoa lên vết thương.

Trong trường hợp nạn nhân ngừng thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo. Mặt khác, cũng có thể cho uống thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Có thể thấy, độc tính của axit là cực kỳ nghiêm trọng, Vậy nên, người dân nếu có thể thì tránh càng xa axit càng tốt. Đặc biệt là những bạn học sinh thường xuyên vào phòng thí nghiệm của nhà trường hoặc những người làm trong môi trường sử dụng axit nhiều.

Nếu bắt buộc phải sử dụng axit, bạn phải mang đồ phòng hộ đầy đủ gồm kính, mặt nạ bảo vệ mắt và mặt, quần áo, găng tay, tấm bảo  vệ, bốt làm bằng chất liệu thích hợp.

comment Bình luận

largeer