Cách sơ cứu khi bị sứa đốt

Cách sơ cứu khi bị sứa đốt. Nọc độc của sứa, nhất là sứa đỏ có thể gây bỏng sâu, viêm loét trên da người. Vậy nên, khi đi biển bị sứa đốt cần nhanh chóng dời khỏi mặt trở lại bờ để tiến hành sơ cứu ngay.
04/04/2018 13:48

Sứa đốt nguy hiểm như thế nào?

Sứa là một lớp nhuyễn thể, thân mềm, sống trong môi trường nước biển. Theo nghiên cứu, sứa và thủy tức có cấu tạo chung giống nhau. Sứa là loại động vật không có não, xương và tim.

Sứa được phát hiện trên trái đất từ cách đây khoảng 500 năm trước. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sứa là loài sinh vật sống lâu đời nhất trên hành tinh này. Chúng thích nghi với môi trường sống từ những vùng nước ấm cho đến đáy biển sâu. Hiện này, người ta tìm thấy rất nhiều loại sứa khác nhau.

Thân sứa được cấu tạo có hình dạng một túi rỗng, gần giống như cái ô, phía bên dưới túi là các tua xúc giác. Sứa chuyển động theo nguyên lý máy bay. Theo đó, sứa co mình lại, đẩy về phía sau lượng nước lớn mà nó chứa trong người để di chuyển.

Phần thân của sứa chỉ lớn bằng 1 đầu ngón tay nhưng chúng có những xúc tua dài đến hơn 60m, tương đương với kích thước của 2 con cá voi xanh. Xúc tua của sứa được cấu tạo bởi hàng nghìn tế bào cnidoblasts. Bên trong các tế bào cnidoblasts là các nematocysts. Mỗi nematocysts chứa một sợi lông dạng xoắn giống như một chiếc kim có chứa nọc độc.

Cach so cuu khi bi sua dot (2)

Cách sơ cứu khi bị sứa đốt. Nọc độc của sứa đỏ vô cùng nguy hiểm

Khi con mồi bị mắc kẹt trong các xúc tua thì các chất độc này sẽ phóng ra làm con mồi bị tê liệt toàn thân. Đây cũng là cơ chế ự vệ sinh của sứa khi chúng sinh sống dưới lòng đại dương đầy nguy hiểm.

Đối với con người, bị sứa đốt có thể gây nguy hiểm cho người nếu không được sơ cứu và điều trị thời. Theo GS.TS Nguyễn Trường Sơn, Viện trưởng Viện Y học biển Việt Nam: năm nào vào dịp hè Viện cũng tiếp nhận nhiều trường hợp khách du lịch và ngư dân bị tổng thương da nặng nề do sứa biển đốt.

Hầu hết các trường hợp bị sứa đốt là do vô tình bơi vào sứa hoặc tiếp xúc với sứa trên bãi biển. Các vết sứa đốt thường gây đau, tấy đỏ và sưng da tại tại chỗ.

Tuy nhiên, nếu người đi biển bị sứa độc đốt có thể xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Nọc độc của sứa có thể gây khó thở, sưng mặt, nôn mửa, ngất xỉu dẫn đến tử vong.

Khoa học đã ghi nhận có khoảng 2.000 loài sứa khác nhau. Trong đó có khoảng 70 loài có thể gây tổn thương đến cơ thể con người và sứa hộp là loài nguy hiểm nhất. Hiện nay, sứa lửa là loài thường gây hại cho con người nhiều nhất.

Khi bị sửa lửa đốt, nọc độc của nó đi vào da thịt có thể gây tổn thương nặng nền do nọc độc gây loét, bỏng sâu. Sứa lửa khác với sứa thường gây ngứa, sứa lửa gây bỏng như axit, gây đau khủng khiếp.

Cách sơ cứu khi bị sứa đốt

Khi bị sứa đốt, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng như: đua mắt, xuất hiện các vết đỏ hoặc nâu kèm theo hiện tượng ngứa ở vùng da tiếp xúc với nọc độc.

Bước 1:

Khi vừa bị đốt, nhanh chóng di chuyển khỏi mặt nước trở lạnh bờ để tiến hành rửa sạch vết thương. Người bị sứa đốt có thể dội nước biển hoặc nước muối đậm đặc vào khu vực bị sứa đốt. Cách này sẽ giúp nọc độc của sứa trôi đi.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo người bị sứa đốt tuyệt không được xả nước ngọt vào vết sứa đốt. Bởi nước ngọt là chất kích thích các tế bào chứa gai nhọn của sứa tiếp tục phóng chất độc. Điều này khiến vết thương lan rộng ra các vùng da khác gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

Bước 2:

Khi sơ cứu người bị sứa đốt cần phải sử găng tay tay hoặc bọc tay vào túi nilong để sơ cứu. Việc này giúp người sơ cứu tránh bị tổn thương do ngòi đốt của sứa khi lấy các xúc tau hay tay sứa ra khỏi cơ thể nạn nhân.

Khi lấy được sứa ra khỏi vùng da bị đốt của nạn nhân thì cần sử dụng thìa nhỏ, vỏ sò hoặc thẻ tín dụng… cạo hay chà xát nhẹ trên vết đốt để lấy hết các tế bào nọc độc của sứa ra khỏi vùng da bị đốt và vùng da xung quanh.

Cach so cuu khi bi sua dot (3)

Cách sơ cứu khi bị sứa đốt cần làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm

Bước 3:

Người sơ cứu tiến hành sử dụng dung dịch dấm loãng, nước soda, nước mì chính pha hay nước chanh để thoa lên vết thương. Theo nghiên cứu, dung dịch này có khả năng trung hòa độc tính của sứa và giảm sưng tấy cho vất thương.

Bước 4:

Người sơ cứu sau khi thực hiện 3 bước trên có thể chườm đá lên vùng vết thương. Việc này giúp giảm đau, bớt sưng tấy, ngăn ngừa nọc độc của sứa lan rộng ra. Ngay sau khi sơ cứu xong, cần đến các hiệu thuốc gần nhất để mua histamin hoặc kem hydrocortison bôi lên vết thương nhằm làm giảm sưng ngứa cho nạn nhân.

Bước 5:

Nếu nạn nhân bị sứa thường đốt thì có thể thực hiện các bước sơ cứu trên là an toàn. Tuy nhiên, nếu nạn nhân bị sứa đỏ hoặc các loại sứa độc khác đốt thì sau khi sơ cứu nếu vẫn thấy đau nhức, uống thuốc không giảm kèm theo hiện tượng khó thở thì cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Theo các bác sĩ, để hạn chế tình trạng bị sứa đốt người dân đi biển cần sử dụng đồ bơi kín, nhất là đối với trẻ nhỏ. Khi bị sứa đốt cần xác minh xem nó là loại nào và có thể gây nguy hiểm như thế nào cho cơ thể để có biện pháp cứu chữa kịp thời.

comment Bình luận

largeer