Cách sơ cứu khi bị sảy thai

Sảy thai là biến chứng khi thai nhi được khoảng 8 tuần tuổi. Có khoảng 20 – 25% số phụ nữ mang thai bị sảy trong vòng 13 tháng và khoảng 5% phụ nữ sảy thai 2 lần tiên tiếp. Vậy nên, sơ cứu sau khi sảy thai đẻ tránh các biến chứng nguy hiểm là rất cần thiết.
11/04/2018 16:03

Sảy thai có nguy hiểm không?

Sảy thai hay hư thai là cái chết tự nhiên của bào thai trước khi có khả năng sống độc lập ở môi trường bên ngoài. Phụ nữ bị sảy thai thường xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo có đau hoặc không đau. Khi bị sảy thai, mô hoặc các cục máu đông cũng có thể chảy ra khỏi âm đạo.

Có rất nhiều nguyên nhân khiên phụ nữ bị sảy thai như: người phụ nữ mang thai ở tuổi quá lớn; phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, phụ nữ béo phì, tiểu đường hoặc phụ nữ sử dụng ma túy.

Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ sảy thai khoảng 10%; phụ nữ từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ sảy thai khoảng 45%; Khoảng 80% phụ nữ sảy thai trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Theo nghiên cứu, đa số các trường hợp sảy thai thường không có nguyên nhân, vì không thể tìm ra lý do. Người bị bị sảy thai thường bị mặc cảm, đau buồn và hay tự trách bản thân. Ở một số trường hợp, phụ nữ sảy thao do đi giày cao gót nhiều, leo cầu thang, uống nước lạnh, tai nạn giao thông, ăn quá nhiều thực phẩm có chất co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.

Empty

Sảy thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được sơ cứu kịp thời

Các nhà nghiên cứu chỉ ra, một số trường hợp sảy thai do sự phát triển bất bình thường của tế bào thai như rối loạn nhễm sắc thể, thiếu hoặc không có bộ phận quan trọng trong cơ thể… Những yếu tố làm tăng khả năng hư thai là phụ nữ trên 35 tuổi, phụ nữ có bệnh chuyển hóa hay nội tiết hoặc phụ nữ bị nhiễm trùng.

Khi bị sảy thai, phụ nữ có thể gặp các biến chứng sau:

- Băng huyết, chảy máu: đây là biến chứng thường gặp nhất sau khi bị sảy thai. Tình trạng mất máu khiến cơ thể phụ nữ bị mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là tử vong.

- Nhiễm trùng: đây là tình trạng dễ gặp sau sảy thai. Lúc này âm đạo vẫn mở, môi trường ẩm ướt khiên cho vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm nhiễm tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

- Sót nhau, rau thai: sau sảy thai nếu bị rong huyết ra máu lâu ngày thì có thể bị sót rau thai. Nếu để lâu sẽ gây mất máu, viêm nhiễm, cơ thể khó hồi phục dẫn đến tắc vòi trứng.

- Sảy thai do chửa ngoài dạ con là biến chứng nghiêm trọng, nó có thể gây tổn thương ở tử cung, âm đạo, tử đó ảnh hưởng đến các lần mang thai tiếp theo và mẹ dễ bị sảy thai trong các lần tiếp.

- Vô sinh là biến chứng nguy hiểm nhất sau sảy thai.

Cách sơ cứu khi bị sảy thai

Sảy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Ước tính cứ 5 thai phụ thì có 1 người sảy thai. Hầu hết các trường hợp sảy thai đều diễn tra trong 12 tuần lễ đầu. Sảy thai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được sơ cứu kịp thời. Vậy nên, cách sơ cứu sau khi sảy thai là vấn đề cần đặc biệt được quan tâm.

Theo các bác sĩ khi, khi bị có hiện tượng sảy thai:

- Khi mang thai có dấu hiệu đau bụng hoặc ra huyết thì cần đến ngay các bệnh viện phụ sản để siêu âm, xác nhận tình trạng thai.

- Nếu thấy có dấu hiệu dọa sảy thai thì cần nằm nghỉ ngơi tại giường, kiêng lao động, kiêng quan hệ. Đồng thời có chế độ ăn mề, dễ tiêu và sử dụng thuốc an thai theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Nếu điều trị như trên mà vẫn ra huyết, đau bụng nhiều thì cần đưa ngay đến bệnh viện để khám. Trong trường hợp thai ngoài tử cung cần tiến hành phẫu thuật ngay để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Cách sơ cứu khi bị sảy thai:

- Trấn an thai phụ bằng cách động viên nhẹ nhàng, cố gắng vượt qua cơn đau.

- Đặt thai phụ ở tư thế ngồi, nửa nằm, đầu cao, dùng băng vệ sinh rịt kín âm hộ.

Empty

Cách sơ cứu khi bị sảy thai cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

- Thu nhặt các dịch nhờn, lợn cơn, cả thai nhi bọc kín để đưa đến bác sĩ kiểm tra.

- Thai phụ hít thở đều (người sơ cứu tiến hành xoa lưng, ngực cho thai phụ). Có thể thoa tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, giữ ấm thân nhiệt trước khi đưa đi viện.

- Theo lương y Dương Tấn Hưng (trích chia sẻ trên báo Thanh Niên): người nhà có thể sắc đơn thuốc: 20gr lá tía tô (khô), 20gr thi đế (tai trái hồng khô) và 30gr rễ cây chuối sứ (hoặc chuối tiêu) nấu 3 chén còn 1 chén, uống xong đưa đi bệnh viện (giúp ngưng xuất huyết dọc đường).

Trong 3 tháng đầu, để phòng ngứa sảy thai, thai phụ cần chú ý những điều cơ bản sau:

- Cần uống đủ sắt, axit folic để tránh thiếu máu. Vì đây là nguyên chính dẫn đến tình trạng sảy thai.

- Thường xuyên đi khám thai định kỳ để nắm bắt được sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

- Nếu xuất hiện tình trạng đau bụng hoặc ra huyết thì cần đi bệnh viện ngay.

- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế giao hợp trong 3 tháng đầu.

- Tránh lao động nặng nhọc, hạn chế mang giày cao gót, không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.

- Không tự ý dùng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Với người mang thai sau lần đầu hoặc lần thứ 2 sảy thai thì cần có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đảm bảo và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

comment Bình luận

largeer