Cách sơ cứu khi bị đứt tay

Đứt tay là vấn đề thường xuyên gặp phải, để ngăn chặn nguy cơ chảy nhiều máu hoặc nhiễm trùng cần thực hiện các bước sơ cứu ngay lập tức.
03/05/2018 23:55

1. Cách sơ cứu khi bị đứt tay

Đứt tay, chảy máu là vấn đề thường gặp trong cuộc sống mà ai cũng mắc phải ít nhất 1 lần. Tuy nhiên, khi bị đứt tay không nên chủ quan, vì vi khuẩn, virus rất dễ xâm nhập vào bên trong từ vết thương hở này. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc các căn bệnh nguy hiểm khác.

Cach so cuu khi bi dut tay

Đứt tay là vấn đề thường gặp trong cuộc sống mà ai cũng mắc phải ít nhất 1 lần

Dưới đây là các bước sơ cứu khi bị đứt tay đơn giản:

  • Bước 1: Rửa tay sạch lại bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch

Khi bị đứt tay, việc đầu tiên cần làm là phải rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ vi trùng đang ở trong hoặc bám xung quanh vết thương, đảm bảo vết thương sạch sẽ và an toàn nhất.

Bất kỳ loại xà phòng nào, kể cả không phải xà phòng diệt khuẩn vẫn có khả năng giết chết các loại vi khuẩn khác nhau.

Cach so cuu khi bi dut tay 2

Cách sơ cứu khi bị đứt tay. Rửa sạch bằng xà phòng để diệt khuẩn, tránh nhiễm trùng

Lưu ý, không nên thổi vào vết thương dù nó có thể khiến bạn dễ chịu vì sẽ làm nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng.

  • Bước 2: Lau khô khu vực xung quanh vết thương

Dùng khăn mềm sạch hoặc giấy khô lau khô vùng nước ẩm xung quanh vết thương. Tránh lau trực tiếp lên vết thương vì điều đó sẽ gây ra đau đớn. Việc lau khô xung quanh vết thương để đảm bảo dính băng dễ dàng hơn.

  • Bước 3: Bóp động mạch chính trong trường hợp máu chảy quá nhiều

Nếu máu không ngừng chảy với áp lực trực tiếp, hãy ấn vào động mạch cung cấp máu đến khu vực của vết thương. Điểm áp lực của cánh tay là bên trong của cánh tay ngay trên khuỷu tay và ngay dưới nách. Điểm áp lực của chân là phía sau đầu gối và ở háng. Giữ ngón tay phẳng lên vị trí cần bóp mạch, bàn tay kia tiếp tục tạo áp lực trên các vết thương.

Cach so cuu khi bi dut tay 5

Trường hợp chảy máu quá nhiều, dùng tay bóp động mạch chính

  • Bước 4: Bôi thuốc làm lành vết thương

Bôi một chút thuốc mỡ có tác dụng sát trùng và làm dịu vết thương, có tác dụng làm lành vết thương nhanh hơn vào chỗ bị thương.

Với những vết thương nhỏ như đứt tay, cào xước… nên sử dụng kem đánh răng. Trong kem có các thành phần làm se da, làm dịu mát da, vì thế bôi kem đánh răng lên chỗ bị đứt tay sẽ cầm được máu và giảm đau xót chỗ vết thương vô cùng hữu hiệu.

Cach so cuu khi bi dut tay 4

Có thể dùng đá lạnh để chườm trực tiếp lên vết thương

Ngoài ra, cũng có thể lấy 1 viên đá lạnh trong tủ lạnh để chườm trực tiếp lên vết thương, đá có tác dụng làm các mao mạch xung quanh vết thương co lại, giúp máu ngừng chảy tức thì.

  • Bước 5: Băng vết thương

Băng lại vết thương sẽ làm cho vết thương không có nguy cơ bị nhiễm trùng. Lưu ý, nên đặt băng cẩn thận trên vết thương và phải chắc chắn rằng phần đệm của băng dán đã bao quanh vết thương, điều này giúp vi trùng không có cơ hội thâm nhập. Sau đó dùng tay nhẹ nhàng dán băng lại cho kín.

Cach so cuu khi bi dut tay 3

Băng vết thương cần đảm bảo giữ vệ sinh và tránh băng quá chặt

Với cách làm này, vết thương nhẹ sẽ lành nhanh chóng trong 1 - 2 ngày. Với vết thương nặng, dài ngày, bạn cần thay băng dán ngày 1 lần và đảm bảo giữ vệ sinh khu vực này sạch sẽ, an toàn nhất.

Lưu ý:

  • Không nên băng quá chặt khiến cho vết thương bị bó buộc trong môi trường chật chội dễ sinh ra vi khuẩn. Việc băng vết thương quá chặt còn làm cho vùng đó bị bó chặt nên tuần hoàn máu kém, dẫn đến thâm tím, nặng hơn còn mất đi cảm giác và hoại tử.
  • Dù băng kín nhưng cần chú ý vệ sinh và thay băng hàng ngày để đảm bảo vết thương được khô thoáng và sạch sẽ.
  • Nếu vết thương quá sâu, chảy máu nhiều, gây đau đớn, chú ý vệ sinh và sơ cứu ban đầu sau đó băng bó, đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Tại đây, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của vết thương và chỉ định xem có cần khâu vết thương hay không.
  • Do những vết thương phải khâu mới có thể đảm bảo an toàn. Sau khi khâu vết thương phải tuân thủ nghiêm ngặt quá trình chăm sóc, vệ sinh để vết thương nhanh khỏi.

2. Có cần dùng chất kháng khuẩn?

  • Không nhất thiết sử dụng chất kháng khuẩn nhưng bôi các loại thuốc mỡ kháng khuẩn lên vùng vết thương đã được làm sạch và lau khô sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.
Cach so cuu khi bi dut tay 6

Theo các chuyên gia, không nhất thiết phải sử dụng chất kháng khuẩn trong trường hợp đứt tay

  • Tuyệt đối không dùng cồn, oxy già, iot vì chúng sẽ chỉ làm trẻ đau hơn và vết thương lâu lành hơn.

4. Giảm đau như thế nào?

  • Trường hợp trẻ nhỏ bị đứt tay và cảm thấy đau đớn, có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen dành cho trẻ em. Lưu ý, tuân thủ theo liều lượng ghi trên hướng dẫn. Không nên cho trẻ uống aspirin vì nó có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng là hội chứng Reye.
  • Khi vết thương sâu và rộng, đặc biệt nếu chúng tạo thành gờ nên khâu vết thương lại. Để có kết quả tốt nhất, vết thương cần được khâu trước 8 giờ, kể từ lúc bị thương - lưu ý là càng sớm càng tốt, tránh được nguy cơ nhiễm trùng và giúp giảm sẹo.
  • Cách sơ cứu khi bị nấc cụt
  • Cách sơ cứu khi bị sốc phản vệ
  • Cách sơ cứu khi bị trúng gió
comment Bình luận

largeer