Cách sử dụng băng vệ sinh không bị tràn

Cách sử dụng băng vệ sinh không bị tràn giúp chị em phụ nữ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn khi đi làm, đi chơi… Dưới đây là một vài điểm đáng chú ý trong việc sử dụng băng vệ sinh mà chị em nên biết.
12/01/2018 12:19

Cách sử dụng băng vệ sinh không bị tràn

Không sử dụng băng vệ sinh quá 4 tiếng đồng hồ

Theo phía các nhà sản xuất, đa số các miếng băng vệ sinh sẽ đầy sau khi dùng đến 4 tiếng. Và tất nhiên, khi băng vệ sinh đầy không được thay kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng tràn kinh huyệt ra bên ngoài.

Vậy nên, tùy theo cơ địa và lượng máu xuất ra ở từng cơ thể mà chị em nên lựa chọn thời điểm thay băng vệ sinh sao cho hợp lý nhất. Có thể thay sau 2 – 3 giờ sử dụng; hoặc cũng có thể thay sau 3 – 4 giờ sử dụng. Tuy nhiên, không được thay sau 4 giờ sử dụng.

Empty

Cách sử dụng băng vệ sinh không bị tràn, bạn nên thay băng vệ sinh trước 4 giờ sử dụng

Việc thay băng vệ sinh từ 5 – 6 giờ không chỉ làm tràn kinh dịch ra bên ngoài mà còn làm tăng khả năng viêm nhiễm âm đạo. Bởi dùng băng vệ sinh quá lâu sẽ dễ phát sinh các loại nấm, vi khuẩn gây ra hiện tượng viêm nhiễm âm đạo.

Thêm nữa, khi thay băng vệ sinh bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín, để tránh vi khuẩn lây lan gây mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến việc sinh nở sau này.

Chọn loại băng vệ sinh phù hợp với cơ thể

Với sự canh tranh thị trường, sự phát triển của khoa học nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời sản phẩm băng vệ sinh với các kích thước khác nhau. Việc làm này giúp đáp ứng cơ thể sự thoải mái nhất định và chống tràn kinh ra bên ngoài.

Tiếp theo, bạn nên lựa chọn loại băng vệ sinh mềm, xung quanh băng vệ sinh có viền chống tràn. Không nên dùng có loại băng vệ sinh có lớp vải cứng ráp để tránh gây khó chịu và làm tổn thương “cô bé”.

Tất nhiên, bạn cần bỏ ngay tâm lý phải sử dụng các loại băng vệ sinh có kích thước lớn thì mới không sợ bị tràn. Bởi lẽ, băng vệ sinh lớn có thể gây mất cân đối trong việc bạn dán vào quần chíp. Có thể tạo cảm giác thoải mái cho đầu này nhưng cũng có thể gây ra sự khó chịu cho đầu còn lại. Việc điều chỉnh giữa hai đầu có thể vô tình làm băng vệ sinh bị lệch dẫn đến tràn kinh ra bên ngoài.

Vậy nên, nếu cảm thấy băng vệ sinh không phù hợp hãy thay đổi ngay nhé.

Lựa chọn quần lót vừa cơ thể

Việc lựa chọn quần lót phù hợp với vùng kín,vùng bụng là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp bạn không bị tràn kinh ra khỏi băng vệ sinh. Bởi lẽ, khi quần lót vừa cơ thể sẽ giúp cho băng vệ sinh được giữ cố định ở  vị trí mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Đồng thời sẽ hạn chế tối đa tình trạng xô lệch băng dẫn đến tràn kinh ra bên ngoài.

Empty

Cách sử dụng băng vệ sinh không bị tràn, quần loat vừa giúp băng vệ sinh không bị lệch và chống tràn kinh ra bên ngoài

Các bạn nữ, tuyệt đối không nên lựa chọn quần lót quá rộng hoặc quần lót quá chật để không làm ảnh hưởng đến “cô bé” trong những ngày đèn đỏ.

Kiểm tra băng vệ sinh thường xuyên

Nếu trong những ngày đèn đỏ bạn phải đi làm hoặc đi giao tiếp ở bên ngoài thì nên chuẩn bị cho mình một số băng vệ sinh nhất định để có thể kịp thời thay khi thấy băng đầy. Theo các bác sĩ phụ khoa, chị em phụ nữ nên kiểm tra băng vệ sinh 1 – 2 tiếng sau khi thay để biết được kinh có bị tràn không, băng vệ sinh đã đầy chưa.

Mặt khác, việc kiểm tra này giúp đảm bảo bạn đang dùng băng không bị xô lệch. Hoặc nếu băng có bị xô lệch thì có thể kịp thời điều chỉnh lại ngay.

Một số việc cần tránh làm trong ngày đèn đỏ

 Ngoài việc sử dụng băng vệ sinh đúng cách, chị em phụ nữ trong ngày “đèn đỏ” cũng cần phải tránh làm một số việc sau:

Thứ nhất, không được quan hệ vợ chồng ngày kinh nguyệt: trong thời kỳ đèn đỏ, khu vực aamd dạo sẽ dễ bị ẩm ướt, nếu chị em cố gắng quan hệ sẽ dễ bị viêm nhiễm, sinh nấm ngứa. Bởi lẽ, trong những ngày này nồng độ pH ở âm đạo ít tính axit hơn. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát hiên tục sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em, thậm chí có thể gây vô sinh.

Thứ hai, không nên thực hiện tiểu phẫu hoặc nhổ răng trong ngày “đèn đỏ”: trong ngày đèn đỏ nếu chị em nhổ răng hoặc làm các tiểu phẫu sẽ khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn bình thường. Không những thế, ở thời kỳ này hormone sinh dục tích tụ nhiều tỏng nướu sẽ dễ gây cảm giác sưng, chảy máu, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng.

Empty

Cách sử dụng băng vệ sinh không bị tràn, bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt vợ chồng hợp lý trong thời kỳ "đèn đỏ"

Thứ ba, không nên uông rượu bia: trong ngày đèn đỏ, uống rượu bịa dễ bị sau hơn bình thường do lượng enzym hangover có tác dụng giải rượu trong cơ thể những ngày đèn đỏ bị giảm xuống nên chị em bị say rượu nhanh hơn.

Thêm nữa, rượu bia có chứa các chất kích thích có thể tác động đến thần kinh và cơ trơn tử cung. Từ đó khiến cơ trơn tử cung bóp mạnh gây hiện tượng đau bụng kinh.

Thứ tư, không được đấm lưng: vào những ngày đèn đỏ bạn thường hay bị đau lưng, nhức mỏi vùng xương chậu nên dễ tự ý đấm lưng để giải tỏa cơn đau. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm có thể gây xung huyết vùng xương chậu khiến tình trạng đau nhức tăng cao.

Ngoài ra, đấm lưng trong những ngày này có khiến máu ra nhiều hơn và gây bất lợi cho việc hàn gắn các vết sau khi bong màng tử cung dẫ đến rong kinh, kéo dài thời kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, trong thời gian này chị em phụ nữ cũng không nên ăn quá nhiều món ăn có chứa dầu mỡ, hải sản; không được uống trà, cà phê đậm đậm và không được thức khuya, làm việc quá sức.

comment Bình luận

largeer