Dị ứng với ánh nắng mặt trời phải làm sao?

Dị ứng ánh nắng là tình trạng da bị kích thích dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời. Bệnh sẽ có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như mẩn ngứa, nổi ban, phỏng rộp da,… ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
13/04/2018 16:23

Các loại hình dị ứng với ánh nắng mặt trời

Có 4 loại hình dị ứng với ánh nắng là:

- Thứ nhất là triệu chứng nổi ban đa hình thái sau khi tiếp xúc với ánh nắng vài phút đến vài giờ. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ nổi mẩn ngứa, nổi sần có màu trắng hoặc vàng trên nền viền đỏ. Trong một số trường hợp các mảng sần phẳng có thể tiến triển rộng và được gọi là nhiễm độc ánh nắng. Triệu chứng này sẽ mất đi sau thời gian bạn không tiếp xúc với ánh nắng và đây cũng là hình thái thường gặp nhất.

- Thứ 2 là loại ngứa sần quanh hóa. Loại này thường xảy ra ở trẻ em hoặc người trẻ. Khi bị ngứa sần quang hoá người bệnh sẽ xuất hiện các mảng ngứa sần trên da lan rộng tới cả  những vùng không tiếp xúc với ánh nắng. Các nốt sần có thể phù nề rồi loét ra, thậm chí có thể gây ra các vết nứt trên môi, má, cổ, cánh tay và để lại sẹo.

di ung anh nang mat troi phai lam sao

Dị ứng với ánh nắng mặt trời phải làm sao? Dị ứng ánh nắng mặt trời gây ngứa ngáy khó chịu không rứt

- Viêm quang hóa mãn tính: cơ thể sẽ xuất hiện các mảng sần viêm khô, ngứa nhiều trên bề mặt da. Vị trí tổn thương thường ở mặt, cổ, da đầu, gáy, nửa trên ngực, mặt sau cánh tay, bàn tay. Giữa vùng tổn thương có vùng da lành và đôi khi triệu chứng xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc cẳng chân. Biểu hiện của viêm da quang hóa mãn tính thường bị nhẫm với viêm da tiếp xúc do triệu chứng chúng giống nhau.

- Nổi mề đau do nắng: chúng sẽ xảy ra sau vài phút bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chúng gây ra các mảng phát ban, ngứa và mụn nước. Loại hình tổn thương này có cả ở vùng da không tiếp xúc với ánh nắng. Chúng thường gặp ở những người trung niên và sẽ cải thiện bệnh khi không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nguyên nhân gây dị ứng ánh nắng mặt trời

Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng ánh nắng mặt trời và tia cực tím trong ánh nắng chính là thủ phạm. Ở một số đối tượng, khi tia cực tím xuyên qua da sẽ làm tổn thương da và ảnh hưởng đến phần protein bên trong. Các protein sau khi bị biến đổi bởi tia cực tím sẽ trở thành chất lạ đối với cơ thể. Lúc này hệ miễn dịch sẽ sẽ đào thải chất lạ này và phản ứng của hệ  miễn dịch càng mạnh thì vùng da bị ảnh hưởng càng xuất hiện nhiều vấn đề khó chịu.

Bên cạnh đó, có một số loại thuốc cũng có khả năng làn tăng độ nhạy cảm của ánh sáng với làn da khiến hiện tượng này thêm trầm trọng như: thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm, hóa chất, các chất kích thích, thường xuyên lo lắng, đói, mệt mỏi...

Những người có vấn đề về gan, thận, thượng thận có nguy cơ bị dị ứng với ánh nắng mặt trời. Mốt số yếu tố nguy cơ bị dị ứng với ánh nắng mặt trời nữa như: chủng tộc; tiền sử tiếp xúc với một số loại mĩ phẩm, chất sát khuẩn trước khi tiếp xúc với ánh nắng; Sử dụng một số loại thuốc cũng có nguy cơ tăng khả năng dị ứng với ánh nắng như các thuốc chống viêm giảm đau, các thuốc kháng sinh nhóm tetracycline…

Nguy cơ dị ứng với ánh nắng sẽ tăng lên nếu như bệnh nhân có tiền sử viêm da tiếp xúc hoặc gia đình có người ruột thịt bị chứng dị ứng với ánh nắng.

Phải làm sao khi bị dị ứng với ánh nắng mặt trời

Sau thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khoảng hơn tiếng là cơ thể xuất hiện các vết đỏ ngứa trên da như vết bỏng. Đôi khi triệu chứng này cũng xuất hiện sau 15 giờ hoặc vài ngày.

Trường hợp nặng có thể có áp lực giảm mạnh và phát triển cơn hen suyễn. Đôi khi bệnh còn dẫn tới mất ý thức. Các triệu chứng khó chịu nhất của dị ứng ánh nắng là một ngứa da không thể chịu đựng được.

di ung anh nang mat troi phai lam sao 1

Khi bị dị ứng ánh nắng mặt trời cần di chuyển nạn nhân vào vùng không có ánh nắng và cho nạn nhân uống nhiều nước

Trong trường hợp dị ứng nặng dẫn tới mất y thức thì cần gọi cấp cứu ngay cho nạn nhân. Cần cho nạn nhân uống lượng nước lớn để bù đắp cho chất lỏng đã mất. Phần da nạn nhân cần được bọc bằng quần áo nhưng cần tránh sự kích ứng da và dạ bị hư hỏng.

Nếu bệnh nhân sốt cao trên 38 độ C thì cần nắm chặt nạn nhân trên tấm lót, háng và trán. Sau đó dùng thuốc hạ sốt để hạ thấp nhiệt độ cơ thể. Nếu có nôn mửa xảy ra ở nhiệt độ cao, cần cho bệnh nhân chuyển sang một bên.

Theo y học cổ truyền, để giảm ngứa bạn nên dùng miếng dưa chuột tươi, khoai tây, hoặc lá cải đắp lên vùng tổn thương.

Việc điều trị dị ứng ánh nắng mặt trời nhằm mục đích loại bỏ các nguyên nhân bên trong và bên ngoài của dị ứng. Thuốc mỡ có thành phần như methyluracil, lanolin và kẽm được dùng để đối phó với các cơn ngứa. Để loại bỏ chứng viêm da, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn những loại thuốc  chống viêm amitamin (indomethacin, aspirin), không phản ứng tiêu cực với ánh sáng mặt trời.

Để loại bỏ tận gốc các nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ được chỉ định các loại thuốc kích thích làm mới tế bào, bình thường hóa chức năng gan và quá trình trao đổi chất. Thông thường đó là acid nicotinic, chất chống oxy hoá, vitamin B, E, C.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà thời gian điều trị có thể vài ngàu hoặc vài tuần. Bệnh rất hiếm tái xuất hiện, nhưng nếu có sẽ ở dưới dạng eczema nghiêm trọng.

comment Bình luận

largeer