Chảy máu chân răng không cầm được là bị làm sao?

Chảy máu chân răng không cầm được là bị làm sao? Dấu hiệu chảy máu chân răng không cầm được là triệu chứng xảy ra khá phổ biến cho thấy răng miệng đang có vấn đề cần chữa trị gấp.
08/03/2018 10:41

Nguyên nhân chảy máu chân răng không cầm được

Chảy máu chân răng không cầm được là biểu hiện của nhiều bệnh lý, trong đó có các bệnh liên quan đến trong cơ thể cho đến bệnh liên quan răng miệng. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do:

Các bệnh về nướu, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chảy máu chân răng không cầm được. Thông thường, có 2 loại bệnh liên quan đến nướu là viêm nướu và viêm nha chu. Trong đó, viêm nưới là tình trạng viêm nhiễm ban đầu, nướu sưng tấy kèm theo các biểu hiện chảy máu răng, đau nhức, vệ sinh răng miệng rất dễ bị chảy máu kéo dài. Trường hợp viêm nha chu là cấp độ nặng hơn so với tình trạng viêm nướu, phần nướu bị viêm lây lan sang các răng bên cạnh và ảnh hưởng đến chân răng, có thể gây viêm chân răng, xuất hiện tình trạng chảy máu răng không cầm được.

Chay mau chan rang khong cam duoc la bi lam sao

Chảy máu chân răng không cầm được là bị làm sao? Các bệnh về nướu và bệnh lý về cơ thể là nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng không cầm được

Chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chảy máu răng không cầm được. Sau mỗi bữa ăn chính cần thực hiện chải răng hoặc súc miệng kỹ, thức ăn còn sót lại bám vào thân răng, các kẽ răng tích tụ nhiều sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, hình thành lớp vôi răng, để lâu sẽ gây bệnh viêm nướu. Chải răng là cách chăm sóc răng miệng hàng ngày, tuy nhiên nếu chải răng không đúng cách như chải bằng lông cứng hay chải mạnh trực tiếp sẽ khiến nướu bị tổn thương, gây chảy máu không cầm được.

Cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin C, K, canxi, photpho... hoặc suy dinh dưỡng, ăn uống không đủ chất có thể khiến răng bị chảy máu không cầm được. Hơn nữa, vitamin K là dưỡng chất cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu, nếu lượng vitamin này bị thiếu hụt sẽ rất khó cầm máu. Chảy máu răng có thể do những bệnh lý khác như bệnh máu khó đông, giảm tiểu cầu, bệnh tiểu đường bệnh về gan... Không chỉ vậy, nguyên nhân chảy máu răng không cầm được có thể do những bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm quanh răng, áp xe răng, tiêu xương chân răng...

Phương pháp chữa trị chảy máu răng không cầm được

Chảy máu răng không cầm được là biểu hiện của nhiều bệnh gây ra, cần đến nha khoa thăm khám để xác định nguyên nhân tìm ra biện pháp chữa trị phù hợp.

Phương pháp điều trị đơn giản tại nhà

Dùng nước muối loãng súc miệng đều đặn mỗi ngày khi chảy máu răng để ngăn chặn tạm thời.

Trà có khả năng diệt khuẩn và giúp răng luôn chắc khoẻ, vì vậy dùng túi trà ngâm trong nước sôi để nguội và đắp vào răng khi chảy máu khoảng 5 - 10 phút, máu sẽ tạm thời ngưng chảy.

Thường xuyên bổ sung nhiều loại trái cây chứa vitamin C như bưởi, cam, xoài, dứa... giúp hạn chế tình trạng chảy máu răng.

Chay mau chan rang khong cam duoc la bi lam sao 2

Có thể dùng các biện pháp điều trị tại nhà hoặc đến nha khoa để ngăn ngừa chảy máu chân răng

Điều trị tại nha khoa

Đây là phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng chảy máu răng không cầm được. Bác sỹ chuyên khoa sẽ tiến hành làm sạch răng miệng và thực hiện các phương pháp khám chữa, kê đơn thuốc hỗ trợ điều trị 2 - 3 ngày.

Chảy máu răng không cầm được cảnh báo bệnh ung thư

Đã có nhiều trường hợp chảy máu răng không cầm được gặp phải căn bệnh nguy hiểm. Cụ thể:

Cháu Nguyễn Phạm Kh (2 tuổi, Thanh Hoá) có triệu chứng chảy máu răng không cầm được dù không đánh răng hay va chạm mạnh. Khi xét nghiệm, bác sỹ chẩn đoán cháu bị viêm nha chu và cho thuốc kháng sinh về uống. Tuy nhiên, việc uống thuốc không thuyên giảm tình trạng chảy máu răng. Cuối cùng, khi được khám chữa ở bệnh viện tuyến trên xét nghiệm cháu bị ung thư máu.

Chay mau chan rang khong cam duoc la bi lam sao 3

Chảy máu chân răng không cầm được có thể cảnh báo bệnh ung thư

Một trường hợp khác là giáo viên dạy tiếng Anh có tên Eldniz do mất máu chân răng dẫn đến suy nhược cơ thể trầm trọng được đưa đi cấp cứu trong tình trạng chảy máu răng không cầm được. Ngay sau đó, bệnh nhân này đã được chẩn đoán bị bệnh Lơ xê mi cấp thể tiền tuỷ bào (ung thư máu cấp tính thể tuỷ), đây là căn bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Thạc sĩ Vũ Quang Hưng - Phó trưởng Khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học - Truyền máu trung ương cho biết, chỉ sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân Eldniz đã truyền 41 đơn vị máu nhóm máu B, đây là một trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng khi chỉ trong một thời gian ngắn đã phải truyền máu. Theo thạc sĩ Vũ Quang Hưng, các tế bào ung thư máu phát triển trong máu và tủy xương cao, dẫn đến giảm tiểu cầu và hồng cầu, xuất huyết trong, gây mệt mỏi. Đồng thời, bệnh nhân có khả năng bị nhiễm khuẩn và nấm vì tế bào bạch cầu bị suy giảm nghiêm trọng.

Do đó, bệnh nhân đã phải truyền máu kết hợp điều trị kháng sinh, thuốc nhắm đích và truyền chế phẩm máu. Khi bệnh có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn nhưng bệnh nhân vẫn phải tiếp tục điều trị và thở bằng máy. Tại Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, các bác sĩ từng tiếp nhận trường hợp một nam bệnh nhân (36 tuổi, ở Hòa Bình), ban đầu bệnh nhân xuất hiện một số vết bầm tím trên da, thậm chí mỗi khi đánh răng lại chảy máu chân răng, nhưng không đi bệnh viện khám và điều trị.

Chay mau chan rang khong cam duoc la bi lam sao 4

Chảy máu chân răng không cầm được là bị làm sao? Các chuyên gia khuyến cáo đây có thể cảnh bảo bệnh lý về máu

Khi đến bệnh viện đã quá muộn dù đã được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, nhưng do bệnh quá nặng, xuất huyết não nên đã không qua khỏi do xuất huyết giảm tiểu cầu. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo không nên chủ quan với các dấu hiệu chảy máu răng vì đây có thể là cảnh báo bệnh nguy hiểm, bệnh lý về máu.

Các nhà khoa học Thụy Điển đã công bố rộng rãi thông tin cho biết chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu mắc ung thư vú ở phụ nữ. Một nhóm các nhà khoa học đến từ Viện Karolinska ở Stockholm đã tiến hành 1 nghiên cứu và cho thấy rằng đối với những người thường xuyên chảy máu răng không cầm được đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn 11 lần so với những người không có dấu hiệu này.

Sau khi kết quả nghiên cứu này được công bố đã gây ra nhiều tranh cãi và nhiều luồng ý kiến trái chiều. Để có thể tìm ra mối liên hệ giữa nguy cơ mắc ung thư với hiện tượng chảy máu chân răng rất cần nhiều nghiên cứu cụ thể.

comment Bình luận

largeer