Cách xử lý khi bị tăng huyết áp đột ngột

Cách sơ cứu khi bị tăng huyết áp đột ngột là cách duy nhất giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị đột quỵ có thể ảnh hưởng đến tình mạng. Khi sơ cứu cần thực hiện các thao tác nhanh, chính xác để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
22/03/2018 10:13

Tự nhiên tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm như thế nào?

Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng sức khỏe phổ biến. Bệnh lý này thường bị nhầm lẫn sang tính cách nóng nẩy, căng thẳng, lo lắng hay bồn chồn. Trên thực tế, tăng huyết áp chính hiện tượng lượng máu tăng cao gây áp lực tới thành động mạch và cuối cùng gây ra các biến chứng sức khỏe.

Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Người bình thường huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Ở những tiền tiền huyết áp, chỉ số tâm thu từ 120 – 139 mmHg và tâm trương từ 80 – 89mmHg.

Người bị cao huyết áp chỉ số tâm thu >= 135mmHg và tâm trương >= 85mmHg. Bệnh nhân bị coi là huyết áp cao khi chỉ số huyết áp là 135/85 hoặc cao hơn, trong 1 tuần.

Empty

Cách xử lý khi bị tăng huyết áp đột ngột. Một số biến chứng của bệnh cao huyết áp

Thông thường, khi bị cao huyết áp người bệnh thường có triệu chứng đau đầu dữ dội, choáng váng, tim đập nhanh, khó thở. Những người bị cao huyết áp nhiều năm khó có thể thấy các triệu chứng bên ngoài nhưng vẫn bị tổn thương tim và mạch máu trong cơ thể.

Bệnh tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng, nó đặc biệt nghiêm trọng khi người bệnh bị tăng huyết áp đột ngột và không được sơ cứu kịp thời. Những người bị tăng huyết áp đột ngột có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, đau tim, suy thận, đau thắt ngực, mất trí nhớ, phù phổi cấp, sản giật, bóc tác động mạch chủ.

Để nhận biết tình trạng tăng huyết áp đột ngột, người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng sau:

- Đau nhức đầu, đầu óc choáng váng

- người bệnh bị chóng mặt, kèm theo cảm giác ù tai, khó nghe, hoa mắt.

- Tim đập nhanh, đau tức ở vùng ngực, có cảm giác bồn chồn, thở dốc khó khăn.

- Mặt nóng đỏ, khó chịu.

Cách xử lý khi bị tăng huyết áp đột ngột

Cách sơ cứu tạm thời

Khi người thân hay ai đó bị tăng huyết áp đột ngột thì cần phải gọi cấp cứu để đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, trong thời gian đợi xe cứu thương đến cần thực hiện một số thủ thuật sơ cứu nhanh như sau:

- Đặt người bệnh nằm xuống nghỉ ngơi ở nơi thoáng đáng, đủ không khí, không quá ồn ào. Nếu trong nhà có đồ đo huyết áp thì lấy ra để kiểm tra tình trạng huyết áp của người bệnh.

- Nếu người bệnh được đặt nằm xuống vẫn thấy khó thở thì cần đỡ họ ngồi dậy, kê cao gối ở sau lưng để các mạch máu được thông suốt.

- Trong trường hợp người bệnh không thở được thì tiến hành hô hấp nnhanh tạo. Nếu người bệnh bị nôn mửa, cho họ nằm nghiêng người để tránh tắc nghẽn đường hô hấp.

- Nếu tình trạng của người bệnh đã ổn định thì cho họ uống một ly nước chanh, nước ép cần tây hoặc nước cà rốt, trà tim sen. Đây là loại nước uống giúp hạ huyết áp, làm giãn mạch máu. Ngoài ra, có thể cho người bệnh uống một ít vang đỏ giúp làm dãn động mạch, giảm áp suất máu và hạ huyết áp nhanh.

- Đặc biệt nếu thấy người bệnh có dấu hiệu đột quỵ thì không nên cho ăn uống, đi lại. Chỉ cần thực hiện các thao tác sơ cứu và đợi xe cứu thương đến.

Empty

Cách xử lý khi bị tăng huyết áp đột ngột. Bấm huyệt cũng là một cách sơ cứu hiệu quả, nhanh chóng

Các biện pháp sơ cứu khác

Sử dụng thuốc, châm cứu, bấm huyệt là những phương pháp sơ cứu có thể áp dụng cho người bị tăng huyết áp đột ngột. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến nghị chỉ nên sử dụng phương pháp này với người có tiền sử bệnh cao huyết áp lâu năm, đã được thăm khám và điều trị. Đặc biệt, phương pháp châm cứu, bấm huyệt chỉ được dùng khi người sơ cứu là thầy thuốc đông y, người có chuyên môn nghiệp vụ y khoa.

- Sử dụng thuốc: với người có tiền sử bệnh cao huyết áp khi mắc bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp như: hydroclorothiazid, indapamid, prazosin, … theo đơn của bác sỹ. Người bệnh có thể uống kết hợp thêm thuốc trấn tĩnh.

- Châm cứu: Người sơ cứu sẽ tiến hành châm cứu vào các điểm huyệt tập trung ở mặt trong của hai cẳng tay (nằm ở phía trên cổ tay một chút). Đồng thời cho các xung điện thấp chạy qua kim. Châm cứu khoảng 30 phút, huyết áp có thể giảm tiws 25mmHg.

- Bấm huyệt cũng là một phương pháp được sử dụng trong việc sơ cứu người bị tăng huyết áp. Người sơ cứu có thể tiến hành cấm các huyệt: huyệt thái dương, huyệt ủy trung, huyệt dũng tuyền (đây là huyệt nằm chính giữa chỗ lõm của gan bàn chân).

Để phòng tránh bệnh cao huyết áp có dấu hiệu tăng đột ngột và những biến chứng nguy hiểm thì người bệnh cần biết tự bảo vệ mình. Các bác sĩ khuyến nghị, người bệnh nên trang bị máy đo huyết áp cá nhân, luôn mang theo huyết áp bên mình khi đi ra ngoài. Đặc biệt, cần tránh các cảm xúc mạnh, căng thẳng.

comment Bình luận

largeer