Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu?

Trung bình một bệnh nhân chạy thận nhân tạo sẽ sống được từ 5 – 10 năm. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân chạy thận sống được từ 20 – 30 năm.
08/06/2018 21:20

1. Quy trình chạy thận nhân tạo

Bệnh thận mãn tính và tổn thương thận cấp tính (suy thận) là nguyên nhân khiến thận mất đi khả năng lọc và loại bỏ lượng dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. chạy thận nhân tạo hay lọc máu là một trong những phương pháp điều trị bệnh suy thận hiệu quả nhất hiện nay.

Tuy nhiên, việc chạy thận phải theo một lịch trình điều trị nghiêm ngặt, dùng thuốc thường xuyên và thường xuyên thực hiện các thay đổi trong chế độ ăn uống. Chạy thận nhân tạo đòi hỏi bệnh nhân phải thực sự kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Chạy thận thực sự cần thiết khi thận chỉ còn từ 10 – 15% chức năng. Có thể hoặc có thể không có dấu hiệu và triệu chứng suy thận, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, sưng tấy và mệt mỏi. Chạy thận nhân tạo có thể giúp công việc của thận bằng cách kiểm soát huyết áp và duy trì cần bằng thích hợp của chất lỏng và các hóa chất khác nhau như kali và natri trong cơ thể.

Bệnh nhân chạy thận cần được tiếp cận mạch máu (a vascular access), bác sĩ sẽ dùng kim dẫn một lượng nhỏ máu ra ngoài cơ thể, chạy tới máy chạy thận. Từ máy chạy thận, máu chạy lại vào trong cơ thể thông qua một cây kim khác.

Empty

Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu? Chạy thận nhân tạo phải thực hiện đúng theo quy trình bác sĩ đưa ra

Một ca chạy thận phải trải qua 4 bước sau:

- Bước 1: Nhân viên y tế chuẩn bị máy lọc máu.

- Bước 2: Lắp đường máu và đường dịch cho bệnh nhân.

- Bước 3: Bệnh nhân bắt đầu lọc máu; y tá sẽ theo dõi, ghi chép từng chức năng sống của bệnh nhân về mạch, huyết áp, đường thở.

- Bước 4: Kết thúc chạy thận, bác sĩ kiểm tra lại.

Bệnh nhân được chỉ định phải tiến hành chạy thận khi xuất hiện các triệu chứng sau:

- Xuất hiện các dấu hiệu của hội chứng (uremic syndrome) như buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi.

- Tăng kali trong máu

- Có dấu hiệu cho thấy thận không đủ khả năng loại bỏ lượng dịch thừa ra ngoài cơ thể dẫn đến tình trạng phù nề.

- Tăng axit trong máu

- Viêm màng ngoài tim.

Bệnh nhân chạy thận sẽ thực hiện 3 ca/tuần (mỗi ca chạy thận kéo dài từ 3 – 4 tiếng). Trước khi chạy thận, bệnh nhân phải chuẩn bị từ vài tuần đến vài tháng.

Thông thường, 1 ca chạy thận tốn chi phí khoảng 500.000 đồng. Tương ứng với khoảng 6 triệu/tháng. Cộng thêm tiền thuốc men sẽ khoảng 8 triệu. Tuy nhiên, nếu có bảo hiểm y tế, bệnh nhân chạy thận chỉ trả 20% chi phí chạy thận tức là khoảng 2 triệu/tháng.

2. Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu?

Theo nghiên cứu của các bác sĩ hàng đầutại Mỹ, những bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thời gian sống không cố định. Tuổi thọ của nhóm bệnh nhân chạy thận nhân tạo phụ thuộc nhiều vào thể lực của người bệnh. Phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh, chế độ ăn uống và chăm sóc của người bệnh.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu nếu bệnh nhân chạy thận đều đặn theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì sẽ sống được khoảng 5 – 10 năm. Thế nhưng cũng có những bệnh nhân sau khi chạy thận có thể sống được từ 20 – 30 năm.

Với trường hợp bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thì cần tiến hành lọc máy định kỳ trong suốt phần đời còn lại. Tuy nhiên, nếu được ghép thận thì sẽ không cần phải thực hiện lọc máu nữa.

Empty

Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu? Thời gian sống của người chạy thận nhân tạo còn tùy thuộc và giai đoạn bệnh và cơ địa bệnh nhân

Theo chuyên gia, để bệnh tình tiến triển tốt hơn và giảm số lượng chạy thận, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động thể dục nhẹ nhàng ở mức độ vừa phải. Đồng thời phải dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, sống lạc quan, thoải mái và có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh.

Sau khi chạy thận nhân tạo, bệnh nhân cũng có thể dễ dạng gặp phải một số tác dụng phụ như: tụt huyết áp, chuột rút, buồn nôn, nhức đầu… Ngoài ra, một vài trường hợp cũng có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như: co giật, đờ đãn, hôn mê hoặc xảy ra phản ứng màng lọc loại phản vệ có thể gây ngưng tim, thậm chí là tử vong.

Người chạy thận còn gặp phải một số nguy cơ lớn khác là phát sinh tình trạng cục máu đông. Vậy nên, sau khi lọc máu người bệnh không được ngủ gối đầu tay, có thể làm tăng rủi ro tắc nghẽn, nhiễm trùng.

comment Bình luận

largeer