Chữa nghẹt mũi bằng bấm huyệt hiệu quả

Chữa nghẹt mũi bằng bấm huyệt hiệu quả. Đây là phương pháp giúp người bệnh đánh tam cảm giác khó chịu mà không cần dùng thuốc. Phương pháp này phù hợp cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người dị ứng với một số thành phần của thuốc tây y.
21/03/2018 10:31

Xác định chính xác các huyệt vị liên quan

Nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi, có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Người bệnh có thể bị tắc mũi 1 bên hoặc 2 bên. Đặc biệt, tình trạng nghẹt mũi thường xuất hiện về đêm khiến cho khả năng hít thở khó khăn dẫn đến chức năng hô hấp bị tổn thương nghiêm trọng.

Đại đa số người bệnh khi bị nghẹt mũi thường sử dụng thuốc tây y hoặc các loại thuốc xịt để giúp mũi thông thoáng, ngăn ngừa đờm đặc bám chặt ở mũi. Thế nhưng, nhiều thầy thuốc đông y khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp chữa nghẹt mũi bằng cách bấm huyệt.

Bấm huyệt chữa nghẹt mũi là phương pháp khá đơn giản và mang đến hiệu quả tốt. Hơn nữa, những đối tượng như phụ nữ có thai cũng có thể sử dụng mà không sợ bị ảnh hưởng tác dụng như khi sử dụng thuốc tây y.

Bấm huyệt chữa nghẹt mũi có thể được sử dụng khi người bệnh vừa mắc bệnh hoặc mắc bệnh nhưng không có biến chứng viêm phế quản. Cách điều trị này khá đơn giản song người thực hiện cần phải xác định chính xác các huyệt đạo liên quan. Bởi nếu bấm sai có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Empty

Chữa nghẹt mũi bằng bấm huyệt hiệu quả. Xoa bóp huyệt hợp cốc, nghinh hương và ấn đường giúp giảm ngạt mũi

Người bấm huyệt cần xác định được vị trí của các huyệt đạo như sau:

- Huyệt ấn đường: là huyệt nằm ở giao điểm của đường  thẳng nối hai đùa lông màu với đường chính trung đi qua giữa mặt. Huyệt này có tác dụng trừ phong nhiệt, định thần chí. Bấm huyệt này có tác dụng thông mũi, chữa cảm, chữa đau đầu.

- Huyệt thượng tinh: nằm ở dọc trán, cách chân tóc khoảng 1,5cm.

- Huyệt nghinh hương: nằm ở dưới cánh mũi, trên rãnh mũi và má, gần môi. Huyệt này nằm cách mũi khoảng 1cm. Bấm huyệt này có tác dụng thông tỷ khiếu, thanh hỏa khí, tán phong nhiệt, chủ trị các bệnh viên mũi, nghẹt mũi, sổ mũi.

- Huyệt hợp cốc: nằm ở hổ khẩu bàn tay, giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Huyệt này giúp dẫn khí đi lên xuống, có thể chữa đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi…

Chữa nghẹt mũi bằng bấm huyệt hiệu quả

Theo các bác sĩ đông y, để bấm huyệt đúng, trúng và đạt hiệu quả cao nhất người bệnh cần: dùng 2 ngón tay cái để bấm thẳng, vuông góc vào các huyệt vị. MỖi huyệt vị người bệnh nên bấm trong khoảng từ 1 – 3 phút, lưu ý phải bấm cả hai bên huyệt.

Với phương pháp bấm huyệt này, mỗi ngày cần bấm từ 1 – 2 lần. Người bệnh thực hiện nó liên tục trong vòng 7 – 10 ngày tùy theo tình trạng bệnh. Tuy nhiên, những người bệnh có hiện tượng bị nghẹt mũi quá lâu dẫn đến viêm phế quản thì nên đến bệnh viện để điều trị.

Cách bấm các huyệt cụ thể:

Bấn huyệt hợp cốc

Huyệt này nằm ở chính giữa điểm nối ngón tay cái và ngón tay trỏ. Vậy nên, để xác định vị trí của nó bạn chỉ cần giơ tay lên sau, sờ vào vùng lõm của giao điểm kết hợp giữa ngón trở và ngón cái. Phần lõm dâu sát với xương nối chính là huyệt hợp cốc.

Với huyệt này người bệnh chỉ cần dùng lực hơi mạnh, bấm giữ trong vòng 2 giây rồi thả ra và lại tiếp tục bấm lại. Mỗi ngày nên duy trì bấm huyệt khoảng 2 – 3 lần bấm.

Thường xuyên bấm huyệt hợp cốc có thể kích thích và khởi động hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, nâng cao chức năng phòng chống bệnh tật của cơ thể. Bấm huyệt này có tác dụng tốt đối với việc phòng bệnh khi thời tiết giao mùa.

Bấm huyệt ấn đường

Empty

Chữa nghẹt mũi bằng bấm huyệt hiệu quả. Khi bấm huyệt cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Theo đông y, bấm huyệt này có tác dụng chữa chứng đau đầu, dưỡng tâm, an thần, làm thông mũi và mắt. Ngoài ra huyệt này cò có tác dụng giảm cảm.

Huyệt này nằm ngay ở vị trí giao điểm đường thẳng nối hai đầu cung lông mày với đường chính trung vì vậy nên khá dễ bấm. Người bệnh chỉ cần dùng ngón tay trỏ và giữa đặt lên thuyệt ấn đường và vuốt mạnh xuống hai đầu cung lông mày khoảng 40 lần là được. Khi thấy trán nóng lên sẽ giúp thông mũi. Khi bấm huyệt này có thể thoa thêm một chút dầu gió để tăng tác dụng.

Bấm huyệt nghinh hương

Bấm huyệt nghin hương có tác dụng thông khiếu, thanh khí hỏa, tán phong nhiệt, trị bệnh nghẹt mũi, mặt phù, liệt mặt…

Để bấm huyệt này, người bệnh chỉ cần dùng ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt vị để có thể tạo được lực bấm mạnh. Nên day bấm trong khoảng thời gian từ 1 – 3 phút. Người bệnh nên bấm huyệt ở cả hai bên, mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Sau khi bấm xong có thể dán miếng salonpas khoảng 1x1cm hoặc thoa dầu gió để tăng tác dụng giúp hạn chế chảy nước mũi.

Tóm lại, nghẹt mũi không phải vấn đề quá nghiêm trọng, nó có thể được điều trị khỏi nhanh chóng nếu người bệnh làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ đông y. Tuy nhiên, với những người không thể thực hiện được thì nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc người thân. Bởi nếu bấm nhầm huyệt có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

comment Bình luận

largeer