Có bầu ăn củ đậu được không?

Có bầu ăn củ đậu được không? Củ đậu là loại thực phẩm rẻ tiền những lại an toàn cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Bà bầu ăn củ đậu đúng cách giúp làm đẹp da, thanh nhiệt, trị ốm nghén, tốt cho hệ tiêu hóa…
23/03/2018 08:44

Giá trị dinh dưỡng từ củ đậu

Wiki giải thích, củ đậu hay củ sắn, sắn nước là một loại cây dây leo được trồng nhiều ở châu Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á. Tại Việt Nam củ đậu thường xuất hiện vào tháng 4, tháng 5.

Củ đậu có vỏ màu vàng khá mỏng, phần ruột màu trắng kem hơi giống với khoai tây và quả lê. Củ đậu có vị ngọt khi ăn sống. Trong chế biến thực phẩm, củ đậu được sử dụng để nấu xúp hoặc làm món xào.

Theo đông y, củ đậu có vị ngọt, tính mát. Ăn củ đậu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhất là giải độc rượu. Ngoài ra, ăn củ đậu còn có tác dụng lợi tiểu, lợi cho đại tiện, đi ngoài ra máu… Các thầy thuốc đông y còn lấy củ đậu giã nát đắp mặt để chữa trứng cá.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong củ đậu có 80 – 90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột. Bên cạnh đó, củ đậu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng như sắt, canxi, photpho, vitamin C… có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Empty

Có bầu ăn củ đậu được không? Ăn củ đậu có tác dụng giải độc rượu cực tốt

Theo nghiên cứu, ăn củ đậu thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Bởi trong củ đậu chứa hàm lượng cao chất xơ giúp hạn chế sự hình thành và phát triển cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, củ đậu còn chứa nhiều vitamin giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu.

Thành phần chống oxy hóa cao trong củ đậu còn có tác dụng hỗ trợ điều trị hen xuyễn, khó thở. Thường xuyên ăn củ đậu còn chống lại tình trạng chảy máu chân răng.

Có thể bạn chưa biết, trong 100g củ đậu có chứa: 92 g nước, 1 g protit, 6 g glucit, 0.7 g xenluloza, 0.3 g tro, 2,4 g tinh bột, và không chứa các chất béo. Đây được xem là thực phẩm tuyệt vời cho chị em phụ nữ muốn giảm cân hoặc giữ vóc dáng ổn định.

Ngoài ra, củ đậu được xem là sản phẩm tuyệt vời trong làm đẹp da. Củ đâu giúp da mịn màng, chống khô, chống nứt nẻ, giảm vết nhăn, giúp da căng bóng và hút các chất độc hại từ lỗ chân lông. Đắp mặt nạ củ đậu còn được xem là một cách dưỡng trắng da an toàn.

Tuy nhiên, chỉ phần củ đậu mới có tác dụng tốt với sức khỏe con người. Theo các chuyên gia, lá và hạt củ đậu không ăn được bởi có chứa thành phần chất tephrosin và rotenon. Khi hai chất này dung nạp vào cơ thể có thể gây ra ngộ độc, thậm chí là đau bụng dữa dội, toàn thân co giật, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp.

Có bầu ăn củ đậu được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ đậu được xem là loại thực phẩm sạch đối với bà bầu. Mặc dù có giá trị kinh tế không cao như các loại thực phẩm khác song củ đậu lại rất an toàn, không gây tác dụng phục cho cả mẹ và thai nhi khi ăn đúng cách, ăn vừa đủ.

Với những bà bầu nóng trong, ăn củ đậu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp chống lại tình trạng nổi mụn nhọt, khó chịu trong cơ thể.

Củ đậu được xem là một trong những loại củ có chứa hàm lượng cao chất xơ (bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan). Lượng chất xơ hòa tan dồi dào này có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn chống lại tình trạng táo bón ở bà bầu.

Các nhà khoa học còn chỉ ra, hàm lượng chất xơ không hòa tan trong củ đậu còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch như: xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ. Thêm nữa, với hàm lượng natri tương đối ổn định, ăn củ đậy giúp khả năng lưu thông máu của trái tim tốt hơn.

Có thể nói, củ đậu là sản phẩm tuyệt vời giúp tăng cường hệ miễn dịch của bà bầu bởi trong nó có chứa hàm lượng cao vitamin C. Thêm nữa, chất đường ngọt trong củ đậu còn giúp bà bầu dễ chịu và tỉnh táo hơn.

Empty

Có bầu ăn củ đậu được không? Mặt nạ củ đậu có tác dụng chăm sóc da hiệu quả và an toàn cho bà bầu

Nhờ ăn củ đậu đều đặn mà trong thời kỳ ốm nghén bà bầu có thể hạn chế được các bệnh vặt như ho, cảm cúm, sốt… Đây là những căn bệnh thông thường nhưng nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nhất là ở thai nhi như hở hàm ếch, khuyết tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh.

Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến da dẻ bà bầu trở nên thâm sạm, kém sắc, các vết nhăn xuất hiện nhiều hơn, nhất là vào mùa đông. Hơn nữa, trong thời gian này bà bầu không được sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng da. Vậy giải pháp an toàn nhất là đắp mặt bằng củ đậu.

Nước và dưỡng chất trong củ đậu giúp da mềm mại, cân bằng độ cẩm. Mặt nạ củ đậu còn giúp lấy đi các độc tố nằm sâu ở bên trong lỗ chân lông và giúp giảm vết thâm nám do sự thay đổi hormone đột ngột.

Song cũng giống như các loại thực phẩm khác, củ đậu chỉ thực sự phát huy tác dụng tuyệt vời khi bà bầu có cách ăn hợp lý. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu chỉ nên ăn củ đậu ở mức độ vừa phải. Củ đậu nếu ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày của bà bầu dãn căng ra, lúc này nó đòi hỏi dịch tiết dạ dày nhiều hơn. Kết quả làm cho bà bầu luôn cảm thấy đói, không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, củ đậu không chứa nhiều chất dinh dưỡng, nếu bà bầu ăn quá nhiều có thể dẫn đến thiếu chất, gây tình trạng mệt mỏi, uể oải và không thể làm việc được. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bà bầu chỉ nên ăn củ đậu theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

comment Bình luận

largeer