Có bầu ăn rau muống được không

Nếu ăn 500g rau muống cơ thể được cung cấp 16g protein tương đương với 100g thịt ba chỉ. Bà bầu ăn rau muống giúp cơ thể ôn hòa, nhuận tràng. Nhưng bà bầu bị viêm khớp, gút, cao huyết áp… thì không nên ăn rau muống.
11/04/2018 10:28

Giá trị dinh dưỡng của rau muống

Theo Wiki, rau muống là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ bìm bìm. Rau muống đuộc trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, rau muống là loại thực phổ thông nhất và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Tại Việt Nam, rau muống có hai loại là rau muống tía và rau muống trắng. Mỗi loại có đặc trưng riêng, nhưng đều có thể được trồng ở trên cạn hoặc dưới nước. Tuy nhiên, rau muống trắng được nhiều người sử dụng hơn vì nó dễ ăn và ngon hơn.

Vào mùa hè, rau muống luộc được xem là món ăn giải nhiệt. Nước rau muống vắt chanh hoặc luộc với quả sấu xanh có vị chua giúp thanh nhiệt, giải độc. Mùa đông, rau muống xào tỏi tác dụng làm ấm cơ thể vì tỏi có tính cay nóng và có tác dụng chống cảm cúm, nhiễm lạnh.

Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, tình hơi lạnh (khi nấu chín thì tính lạnh giảm đi đôi chút). Ăn rau muống có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, lương huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc cơ thể khi bị các chất độc như nấm độc, cá, thịt độc, vi khuẩn, hoặc độc do côn trùng. Ngoài ra, rau muống còn có tác dụng tốt với đường ruột giúp nâng cao thể chất.

Empty

Có bầu ăn rau muống được không? Mùa hè ăn rau muống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong 100g rau muống có chứa: 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Đặc biệt, trong rau muống đỏ ó chứa một chất giống như insulin có tác dụng tuyệt vời đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.

Theo kinh nghiệm dân gian, rau muống được xem là một bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc. Rau muống có thể giải độc khi bị say nắng. Chúng ta chỉ cần lấy rau muống đem giã thành nước uống hoặc dùng nước rau muống luộc cho thêm một chút muối để uống.

Rau muống cũng là loại thực phẩm cung cấp hàm lượng đạm cao cho cơ thể. Nếu ăn 500g rau muốn có thể bổ sung một lượng protein 16 g, tương đương 100g thịt ba chỉ.

Rau muống còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự phát triển của gốc tự do gây bệnh ung thư. Một số nghiên cứu chỉ ra, rau muống có đến 13 loại hợp chất có tác dụng khử gốc tự do ra khỏi cơ thể, nhất là gốc tự do gây bệnh ung thư trực tràng, ung thư vú.

Bên cạnh đó, ăn rau muống còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời giúp tăng cường thị lực vì trong rau muống có chứa nhiều vitamin A.

Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị những người có vết thương ngoài da không nên ăn rau muống vì dễ gây sẹo lồi. Những người mắc bệnh gout, viêm khớp, viêm nhiễm đường tiết niệu thận cũng không nên ăn rau muống. Các thầy thuốc đông y cho rằng, ăn nhiều rau muống dễ làm giã thuốc, giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Có bầu ăn rau muống được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, rau muống là thực phẩm phổ biến trong gia đình Việt. Ăn rau muống giúp bổ sung chất xơ, sắt, vitamin cần thiết cho bà bầu trong suốt thời kỳ dưỡng thai. Nhưng để đảm bảo an toàn, bà bầu cần ăn rau muốn theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia và cần biết chọn rau muống sạch.

Đầu tiên, rau muống giúp cơ thể bà bầu thanh lọc, giải độc trong những ngày hè oi bức. Rau muống được xem là loại thực phẩm tuyệt vời cho những bà bầu có hiện tượng nóng trong, phát ban ra ngoài cơ thể.

Trong rau muống có chứa nhiều sắt, đây là sắt tự nhiên giúp bà bầu hạn chế tối đa tình trạng thiếu sắt trong thời kỳ dưỡng thai. Lượng sắt này còn chuyển hóa thành vi chất giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển ổn định hơn.

Theo đông y, rau muốn còn có tác dụng điều trị chứng đau đầu do tăng huyết áp. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, rau muống có tác dụng tốt giúp bà bầu hạn chế tình trạng táo bón. Đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng chống các bệnh ung thư đường ruột.

Empty

Bà bầu chỉ nên ăn rau muống khi không mắc bệnh cao huyết áp, bệnh gút, viêm đường tiết niệu do sỏi

Trong thời kỳ mang thai, thị lực của bà bầu có xu hướng giảm sút. Trong rau muống có hàm lượng vitamin A và lutein rất cao, hai vi chất này có tác dụng giúp tăng cường thị lực cho bà bầu. Đồng thời giúp phát triển thị lực của thai nhi tốt hơn.

Cuối cùng với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bà bầu ăn rau muống giúp chống lại sự phát triển của tế bào gốc tự do gây bệnh ung thư. Mặt khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Mặc dù rau muống đem đến cho bà bầu nhiều lợi ích song các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến nghị, bà bầu có tiền sử bệnh gút, cao huyết áp, viêm đường tiết niệu do sỏi thì không nên ăn rau muống. Mặt khác, rau muống có thể là nơi trú ngụ của ký sinh trùng sán lá ruột  nên có thể gây nguy hiểm cho bà bầu.

Vậy nên, khi ăn rau muống bà bầu cần biết cách chọn rau, sơ chế sạch trước khi ăn và ăn với hàm lượng vừa đủ. Ngay nay, rau muống bị phun thuốc nhiều có thể gây nguy hiểm cho bà bầu nên bà bầu cố tình ăn quá nhiều.

comment Bình luận

largeer