Bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Khi mang bầu nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, hệ miễn dịch của mẹ sẽ bị suy giảm và dễ mắc nhiều bệnh lý. Đặc biệt là hắt hơi, sổ mũi khiến nhiều mẹ bầu lo lắng làm ảnh hưởng đến thai nhi.
26/03/2018 13:41

Nguyên nhân bà bầu bị nghẹt mũi, hắt hơi

Nguyên nhân gây ra tình trạng hắt hơi, sổ mũi khi mang thai chủ yếu do đường hô hấp bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường như bụi bẩn, thời tiết, phấn hoa... Ngoài ra, mẹ bầu mắc phải các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính hoặc cảm cúm... cũng là nguyên nhân gây nghẹt mũi, hắt hơi.

Ba bau bi nghet mui hat hoi co anh huong den thai nhi khong 2

Bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu bị nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân gây ra

Tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi khiến thai phụ khó chịu, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Hơn nữa, nghẹt mũi do dị ứng thường đi kèm các cơn hắt hơi kéo dài, xảy ra trong nhiều giờ, nước mũi trong, nhiều không hoen ố, gây cảm giác ngứa ngáy, nhức đâu.

Nghẹt mũi trong thời kỳ mang thai thường xuất hiện khi mới ngủ dậy, giảm đi trong ngày và xuất hiện trở lại khi gặp gió hoặc tiếp xúc với bụi bẩn. Nước mũi ban đầu có đặc điểm trong, sau đó dần đặc lại tạo thành mủ, nước mũi chảy thành từng đợt.

Ba bau bi nghet mui hat hoi co anh huong den thai nhi khong

Nhau thai sản sinh một lượng lớn estrogen trong thời gian mang thai sản sinh chất nhày, gây nghẹt mũi

Trong thời gian mang thai, nhau thai sẽ sản sinh một lượng lớn estrogen, làm tăng sản xuất chất nhầy và gây hiện tượng sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Estrogen tăng lên gây ra tình trạng sưng, viêm ở trong mũi, cản trở quá trình thở bình thường khiến mẹ bầu luôn cảm thấy khó chịu.

Bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Tình trạng mẹ bầu nghẹt mũi, hắt hơi sẽ không đáng lo ngại nếu không đi kèm các triệu chứng khác như ho, đau họng hoặc sốt... làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi kéo dài không điều trị sớm sẽ làm hệ miễn dịch suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ mẹ bầu.

Ba bau bi nghet mui hat hoi co anh huong den thai nhi khong 3

Bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi không làm ảnh hưởng đến thai nhi nếu điều trị kịp thời

Sổ mũi kèm theo các dấu hiệu như nghẹt mũi, đau đầu có thể dẫn đến các  biến chứng nguy hiểm như thai nhi dị tật, sinh non hoặc suy thai... khi nhiễm cúm.

Nếu bà bầu chỉ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi mà không kèm các triệu chứng khác thì có thể mắc viêm mũi thai kỳ. Tình trạng nghẹt mũi kèm hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt có thể mắc cảm lạnh hoặc bệnh truyền nhiễm.

Cách chữa trị nghẹt mũi, hắt hơi khi mang thai

Để khắc phục tình trạng bà bầu bị nghẹt mũi, hắt hơi cần thực lưu ý đến sức khoẻ của mình để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Dưới đây là một số biện pháp chữa trị đơn giản có thể thực hiện tại nhà:

Nước muối sinh lý

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là biện pháp trị nghẹt mũi hắt hơi khá hiệu quả cho bà bầu. Phương pháp này giúp loại bỏ các chất nhầy từ đường mũi, giảm nhẹ cảm giác khó chịu và khó thở, giúp bôi trơn niêm mạc lỗ mũi, giúp mũi làm việc hiệu quả hơn.

Ba bau bi nghet mui hat hoi co anh huong den thai nhi khong 5

Bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Điều trị nghẹt mũi bằng nước muối sinh lý

Tỏi

Tỏi có thể dùng bằng cách chế biến thành nhiều món ăn thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày, do tỏi có chứa chất kháng viêm và trị cảm cúm khá hiệu quả. Quá trình mang thai có thể ăn tỏi nhiều hơn bình thường để phòng chống cảm cúm trong suốt thai kỳ.

Vitamin C

Khi bà bầu bị nghẹt mũi, hắt hơi cần bổ sung vitamin C đầy đủ để tăng cường sức khỏe bằng cách pha nước nhanh với 1 cốc nước ấm mỗi ngày giúp phòng ngừa hiệu quả cảm cúm và tăng cường vitamin. Chanh giúp giảm dịch nhày trong cổ họng giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng nước ép cam, nước ép các loại rau quả để bổ sung chất đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.

Chăm sóc cơ thể toàn diện

Khi trời lạnh, bà bầu cần giữ ấm cho cơ thể, tăng độ ẩm trong nhà để tránh tình trạng mũi bị khô. Lưu ý, tránh các chất kích thích trong môi trường ví dụ như khói thuốc lá, bụi, lông động vật, phấn hoa… làm tổn thương niêm mạc mũi.

Ba bau bi nghet mui hat hoi co anh huong den thai nhi khong 4

Bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm và thải độc tố

Nếu muốn sử dụng các loại thuốc để điều trị nên có ý kiến từ các bác sĩ, không nên tùy tiện mua thuốc vì rất có thể xảy ra tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Ăn canh gà

Theo nghiên cứu của các trung tâm y học ở Mỹ, canh gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Món ăn này có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Bởi, các amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều dinh dưỡng có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Canh gà còn đặc biệt tốt cho phụ nữ đang mang thai.

Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu

Để phòng tránh cảm cúm cần tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Hơn nữa, cũng cần thực hiện súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

Lưu ý, cần cẩn thận khi đi ra ngoài để tránh gặp lạnh, đối mặt với bụi bẩn trong những ngày thời tiết thay đổi.

Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao do sức đề kháng trong thời kỳ mang thai suy yếu.

Trong khi ngủ, nên đề phòng bị nghẹt mũi bằng cách tránh nằm gần quạt và dùng khăn mỏng đặt lên cổ. Hoặc tra thuốc nhỏ mũi theo sự hướng dẫn của bác sỹ.

comment Bình luận

largeer