Có bầu ăn sò huyết được không

Có bầu ăn sò huyết được không? Sò huyết là thực phẩm tốt đối với phụ nữ có thai vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng. Ăn sò huyết một cách hợp lý còn có tác dụng tốt đối với sự phát triển của thai nhi.
12/03/2018 09:13

Giá trị dinh dưỡng của sò huyết

Sò huyết còn có tên gọi khác là sò trứng, sò tròn. Sò huyết thường được khai thác để làm thực phẩm. Theo báo cáo của FAO, sản lượng đánh bắt sò huyết toàn cầu vào năm 2003 là khoảng 70.000 tấn.

Ngày nay, sò huyết được nuôi trồng ở nhiều quốc gia với mục đích làm thương mại. Đặc biệt, sò huyết được nuôi trồng nhiều nhất tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Tại Việt Nam, sò huyết xuất hiện nhiều ở Phú Yên, Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre…

Sò huyết được người Việt chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau như: sò luộc, sò hấp, bò xào sò huyết, cháo sò huyết… Những món ăn này ngoài chứa nhiều dinh ưỡng quan trọng còn có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp, lao phổi, chống suy nhược cơ thể, phù hợp cho người mới ốm dậy.

Empty

Có bầu ăn sò huyết được không? Sò huyết không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh

Theo đông y, sò huyết được gọi là nê kham. Sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm. Ăn sò huyết có tác dụng bổ huyết, ôn trung, kiện vị. Ngoài ra, sò huyết còn được sử dụng như một loại thuốc chữa chứng huyết hư, thiếu máu. Sò huyết có thể chữa được 5 tạng, trị kiết lỵ ra máu mũi, gây tê, teo, viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong sò huyết có chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú gồm nhiều đạm, khoáng chất như magne, kẽm, natri, kali, đồng, kẽm… Cụ thể, trong 100g sò huyết có chứa các thành phần chính: 1,3g moisture; 11,7g protein; 1,2g lipid; các chất khoáng; các loại vitamin A, B1, B2, C; giá trị năng lượng 71,2 Kcal.

Để mang đến giá trị dinh dưỡng cao hơn, người tiêu dùng nên chọn sò huyết tươi sống để chế biến thành món ăn. Không nên sử dụng sò huyết đã bảo quản lâu ngày hoặc sò huyết đã chết. Vì như vậy, hàm lượng dinh dưỡng sẽ mất đi và thậm chí còn gây ra ngộ độ.

Có bầu ăn sò huyết được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, so huyết được xem là thực phẩm tuyệt vời dánh cho phụ nữ có thai. Bởi ăn sò huyết giúp tăng cường sức khỏe bà bầu và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, sò huyết chỉ thực sự phát huy công dụng tốt của mình khi bà bầu ăn đúng theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ sản khoa.

Sò huyết chứa hàm lượng cao chất sắt, đây là vi chất quan trọng giúp bà bầu hạn chế tối đa tình trạng thiếu máu trong thời kỳ mang thai. Nguồn sắt tự nhiên của sò huyết còn giúp hệ thống dây thần kinh, mạch máu của thai nhi phát triển ổn định, đúng theo từng chu kỳ.

Trong sò huyết chứa nhiều vitamin nhóm B, có tác dụng tốt đối với việc hỗ trợ hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng uôi cơ thể. Ăn sò huyết đều đặn theo đúng thực đơn chuyên gia dinh dưỡng đưa ra giúp cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Empty

Có bầu ăn sò huyết được không? Ăn cháo sò huyết rất tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi

Trong sò huyết còn chứa hàm lượng đạm phong phú cùng nhiều khoáng chất như magie, kẽm giúp tăng cường sức dẻo dai của cơ thể bà bầu. Ngoài ra, trong sò huyết cũng chứa kha khá vitamin C. Chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ và bé khỏi các virus, vi khuẩn bên ngoài cơ thể.

Hơn nữa, trong sò huyết còn chứa hàm lượng tương đối lớn chất axit béo Omega 3. Đây là thành phần quan trọng cho sự phát triển của não bộ, mắt của thai nhi. Mặt khác, canxi có trong sò huyết cũng bổ sung giúp sự phát triển xương khớp của thai nhi tốt hơn.

Với tất cả những ưu điểm của mình, sò huyết được xem là loại thực phẩm tốt đối với sức khỏe bà bầu. Hơn nữa, sò huyết còn có thể chế biến được thành nhiều món ăn giúp bà bầu thay đổi khổi vị, tránh nhàm chán.

Tuy nhiên, tác dụng tuyệt vời trên sẽ được phát huy toàn diện nếu bà bầu ăn đúng hàm lượng, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Bởi bên cạnh giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, sò huyết cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm do nó sống trong môi trường dễ bị nhiễm vi khuẩn.

Dưới đây là một số lưu ý bà bầu cần phải nắm được trước khi ăn sò huyết:

- Không nên ăn sò huyết được nuôi trồng, đánh bắt ở vùng biển bị ô nhiễm nặng bởi nó có thể gây độc cho bà bầu.

- Không nên ăn quá nhiều sò huyết cùng 1 lúc bởi trong sò huyết có chứa retinol có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

- Môi trường sống của sò huyết cũng khiến nó dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, bao gồm của viêm gan A… Ngoài ra, sò huyết còn dễ gây đầy bụng, khó tiêu khi ăn sò huyết chưa được nấu chín.

- Một số loại sò huyết bị nhiễm kim loại nặng và các chất thải có thể gây ngộc độc cho bà bầu và thai nhi.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển ổn định của thai nhi, chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bà bầu nên lựa chọn sò huyết tươi sống, rõ nguồn gốc. Khi ăn cần chế biến chín kỹ tránh các nguy hiểm cho sức khỏe về sau.

comment Bình luận

largeer