Có bầu uống nước dừa được không

Nước dừa là loại nước uống tự nhiên cung cấp nhiều dưỡng chất cho sức khỏe. Với bà bầu uống nước dừa giúp cải thiện chức năng đường ruột, tăng tiết tiểu. Song bà bầu 3 tháng đầu nên hạn chế uống nước dừa vì nó có tính hàn có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
21/04/2018 11:09

Nước dừa là gì?

Nước dừa thực chất là một loại chất lỏng, trong có trong quả dừa. Khi quả dừa già đi, nước dừa được thay thế bằng cùi dừa và không khí. Những quả dừa non thường có ít cùi, cùi mỏng, mềm và nhiều nước.

Tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới sử dụng nước dừa như một loại đồ uống phổ biến vào mùa hè. Ngoài ra, nước dừa còn được sử dụng nhiều trong chế biến đồ ăn.

Theo đông y, nước dừa có vị ngọt ấm, không độc. Uống nước dừa có tác dụng tăng cường sinh lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt trong điều trị cảm nắng, thổ huyết, chảy máu cam.

Người Phillipines xem dừa là món ăn trường xuân. Cựu tổng thống Phillipines Fidel Romos cho rằng, nhờ ăn hằng ngày món này mà ông trẻ lại như ở tuổi 20. Dừa đã trở thành món tráng miệng cao cấp ở Nhật và được xem là có tác dụng ngừa ung thư.

Nước dừa non được các nhà khoa học gọi là “nước khoáng thực vật” vì nó có chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa. Lượng vitamin C trong nước dừa đủ cho con người trong 1 ngày hoạt động.

Empty

Có bầu uống nước dừa được không? Nước dừa tốt cho sức khỏe mọi người

Các nghiên cứu chỉ ra, nước dừa trong quả dừa 6 – 7 tuần tuổi là ngon nhất và bổ nhất. Nước dừa được sử dụng làm dịch truyền trong chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến tranh tại Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những bệnh nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vậy nên, thường xuyên uống nước dừa có hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.

Nước dừa giàu kali và khoáng chất nên có tác dụng điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nước dừa được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy, dịch tả, cúm và giúp cân bằng điện giải trong cơ thể. Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng virus, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, nước dừa chứa nhiều  acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho các chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm lấn của các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Ngoài ra, nước dừa còn có một số tác dụng như sau: cung cấp nước và muối khoáng cho cơ thể; giảm vấn đề về tiết niệu; tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột; ngăn ngừa sỏi thận; kháng khuẩn; chống buồn nôn…

Tuy nhiên, người dân cũng nên sử dụng nước dừa đúng cách. Tránh lạm dụng uống nhiều nước dừa gây bệnh nguy hiểm. Các chuyên gia khuyến nghị, đi trời nắng về, đang mệt đói thì không nên uống nước dừa nếu không sẽ dễ bị sốt, ớn lạnh…

Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết. Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp,… thì không nên dùng nước dừa.

Có bầu uống nước dừa được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, nước dừa luôn được xem là loại đồ uống vàng. Nó không chỉ cung cấp dưỡng chất tốt cho sức khỏe mọi mọi người mà còn cung cấp năng lượng cho bà bầu trong thời kỳ dưỡng thai.

Không những vậy, bà bầu uống nước dừa còn giúp thanh nhiệt, làm mát cho cơ thể của các mẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến nghị bà bầu nên uống nước dừa đúng cách, đúng thời điểm với hàm lượng vừa đủ.

Một số ý kiến truyền miệng cho rằng, bà bầu thường xuyên uống nước dừa giúp con sinh ra có làn da trắng sáng, mịn màng, hồng hào. Tuy nhiên, các nhà ngiên cứu khoa học vẫn chưa thừa nhận điều này. Họ chỉ công nhận những tác dụng bổ dưỡng của dừa đối với cơ thể mẹ và thai nhi trong quá trình phát triển.

Theo đó, bà bầu uống nước dừa có tác dụng bổ sung lipit, canxi, kali, natri và phốt pho… giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh độ PH và tăng cường hoạt đông của các cơ.

Empty

Bà bầu chỉ nên uống nước dừa thứ tháng thai thứ 4

Nước dừa còn cung cấp hàm lượng tương đối cao vitamin  nhóm A, nhóm B cùng nhiều loại vitamin khác mà cơ thể mẹ không tự tổng hợp được. Đặc biệt, nước dừa có tác dụng tuyệt vời với hệ tiêu hóa của bà bầu. Nó giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn, phòng chống diễn biến xấu của bệnh táo bón.

Những bà bầu thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể uống nước dừa. Bởi nước dừa có vị dịu ngọt giúp bình tâm, thư thái, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Tuy nhiên, theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam: trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (khoảng 2%) nên bà bầu uống nước dừa dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu, bà bầu thường xuyên nôn ói, ốm nghén không nên uống nước dừa để tránh tình trạng ốm nghén trầm trọng hơn.

Thêm nữa, nước dừa có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, làm mát nên có thể gây yếu gân, hạ huyết áp, không tốt cho bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu.

Theo đó, nếu bà bầu muốn uống nước dừa thì nên đợi đến 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Đặc biệt, với những bà bầu thiếu ối thì nên uống nước dừa thường xuyên để tăng thêm lượng nước ối.

Ngoài ra, bà bầu uống nước dừa trong 3 tháng cuối thai kỳ còn có tác dụng giúp bổ sung vitamin C, chất xơ, canxi, chất lỏng để giúp thai nhi phát triển “thần tốc”. Bà bầu có thể sử dụng nước dừa theo cách uống trực tiếp hoặc làm thạch dừa, thạch rau câu…

Để mang đến hiệu quả cao nhất, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu chỉ nên uống nước dừa từ 3 – 4 lần/tuần hoặc uống từ 100 – 150ml/ngày.

comment Bình luận

largeer