Có nên ăn cà chua khi đói không?
Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Cà chua là loại quả có lợi cho sức khoẻ. Đặc biệt, chất lycopene trong cà chua là chất chống oxy hoá giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật và bệnh ung thư. Lycopene là loại chất cơ thể không tự tạo ra được mà cần bổ sung qua đường ăn uống...

Cà chua là loại quả có chứa lycopene giúp ngăn ngừa bệnh tật và phòng ngừa ung thư
Trong 100g cà chua chín tươi có thể đáp ứng được 13% nhu cầu cơ thể hàng ngày về vitamin A; 8% nhu cầu vitamin B6; từ 33 - 50% nhu cầu vitamin C; 0,06mg vitamin B1; 0,04mg vitamin B2; 0,5mg PP. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa nhiều chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng canxi, sắt, kali, photpho... giúp làm đẹp da, chống lão hoá, làm mờ các nếp nhăn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra các dưỡng chất trong cà chua có khả năng chống các bệnh tim mạch hiệu quả, ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn ở gan, phòng chống bệnh xơ gan.

Ăn cà chua giúp bổ sung hàm lượng vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Việc ăn cà chua chín sẽ tốt hơn khi ăn cà chua sống. Trước khi sử dụng cần rửa sạch cà chua với nước muối để loại bỏ các hoá chất cũng như thuốc trừ sâu.
Cà chua có nhiều công dụng bổ dưỡng nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ nghiêm trọng.
Có nên ăn cà chua khi đói không?
Cà chua đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên không phải thời điểm nò ăn cà chua cũng tốt, đặc biệt là khi bụng đói.
Trong cà chua có chứa pectin và nhựa phenolic hàm lượng cao khi đưa vào cơ thể sẽ phả ứng với axit làm ảnh hưởng đến dạ dày. Khi dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây tình trạng nôn mửa, đau bụng. Vì vậy, không nên ăn cà chua khi đói, đặc biệt là trường hợp dùng cà chua để giảm béo, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

Có nên ăn cà chua khi đói không? Không nên ăn cà chua khi đói để tránh tình trạng nôn mửa, đau bụng
Nhiều trường hợp ăn cà chua khi đói có cảm giác cồn cào, buồn nôn bởi cà chua bao hàm rất nhiều chất keo, chất quả... những chất này dễ phát sinh tác dụng hoá học với vị toan. Hơn nữa, chúng sẽ hình thành các cục không dễ hoà tan gây tắc đường ra của dạ dày, hậu môn khiến cho áp lực trong dạ dày tăng cao. Điều này chính là nguyên nhân khiến bụng cồn cào, buồn nôn.
Ăn cà chua đúng cách
Các nghiên cứu đã chỉ rõ, cà chua đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ, tuy nhiên nếu ăn không đúng cách có thể gây nguy hại. Vì vậy cần tránh những điều dưới đây để sử dụng cà chua hiệu quả nhất:
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc
Bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.

Tránh ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc
Không nên ăn hạt cà chua
Hạt cà chua cũng như hạt ổi, không tiêu hoá được trong đường ruột. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, nếu để lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun có thể dẫn đến biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khỏe.
Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài
Bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.

Cà chua nấu chín kỹ có thể làm mất đi các dưỡng chất, không tốt cho sức khoẻ
Không ăn cà chua xanh
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các chất alkaloid nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua là alkaloid sẽ giảm dần và biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua xanh chưa chín, tuyệt đối không nên ăn.

Với cà chua xanh chưa chín, nếu ăn phải có thể gây ra ngộ độc
Không ăn quá nhiều cà chua
Nếu ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm