Những ai không nên ăn cà chua?

Những ai không nên ăn cà chua? Cà chua được xếp vào những loại rau củ tốt cho sức khoẻ, bổ dưỡng và nhiều công dụng, tuy nhiên không phải ai ăn vào cũng tốt.
13/03/2018 09:58

Đặc điểm của cà chua

Cà chua được biết đến với tên khác là cà dâm, theo tiếng Pháp là tomate, tên khoa học là Lycoperiscum esculenium Mill thuộc họ nhà Cà Solanaceae.

Nhung ai khong nen an ca chua

Những ai không nên ăn cà chua? Cà chua là loại rau quả chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao

Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ và tiến hoá từ  loài cây nhỏ quả màu xanh phổ biến ở vùng cao nguyên Peru, loại cà chua được thuần hóa đầu tiên là trái cây màu vàng, giống quả cà chua anh đào được trồng bởi người Aztec - khu vực miền trung Mexico.

Hiện nay có tới 7.500 giống cà chua được trồng để dùng cho các mục đích khác nhau, giống thuần chủng là phổ biến nhất vì chúng có hương vị ngon và tăng khả năng kháng bệnh, đồng thời cho năng suất cao.

Trong quả cà chua có chứa khoảng 90% là nước, 4% glucid, 0.3% protid, 0.3% lipid, chứa nhiều các acid hữu cơ như oxalic, acid citric malic, các vitamin A, B1, B6, B2, E, K, C. Ngoài ra còn chứa glucose, fructose, surcose và keto-heptose, các nguyên tố vi lượng như phoostpho, magie, kali…

Không chỉ vậy, cà chua chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hóa và calo, natri nên tốt cho tim mạch và giúp giảm cân hiệu quả.

Chất lycopene trong cà chua đã được khoa học chứng minh có khả năng làm chậm quá trình oxy hoá trong nghiên cứu dịch tễ học. Nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng mà cà chua giúp chống lại các bệnh thoái hoá thần kinh, ung thư vú, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và liên quan đến tiểu đường.

Lycopene là dưỡng chất mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp mà chỉ có thể bổ sung thông qua đường ăn uống.

Những ai không nên ăn cà chua?

Cà chua là nguồn dinh dưỡng dồi dào và là nguyên liệu dễ tìm, có thể sử dụng và bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây không nên sử dụng.

Người bị sỏi, bị bệnh gout

Do lượng axit hữu cơ tương đối cao trong cà chua cùng lượng purin nên những người thuộc nhóm bệnh này không nên ăn nhiều cà chua.

Nhung ai khong nen an ca chua 2

Người bị sỏi, bệnh gout không nên ăn cà chua

Không ăn cà chua trong lúc đói

Nhựa phenolic và chất pectin có trong cà chua sẽ phản ứng với axit làm ảnh hưởng đến dạ dày, có thể gây nôn mửa hay đau bụng, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua thì cần phải cân nhắc trước khi sử dụng.

Người bị viêm dạ dày, bị bệnh đại tràng cấp tính hay các bệnh thống phong, bị sỏi mật

Những người thuộc nhóm bệnh này nếu sử dụng nhiều cà chua có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Người sử dụng thuốc chống đông máu

Trong cà chua có chứa hàm lượng vitamin K tương đối cao có thể tác động đến hiệu quả của thuốc chống đông máu gây nguy hại cho người bệnh.

Nhung ai khong nen an ca chua 5

Những ai không nên ăn cà chua? Người sử dụng thuốc chống đông máu

Những điều cấm kỵ khi ăn cà chua

Không nên ăn nhiều hạt cà chua

Hạt cà chua không tiêu hoá được trong đường ruột. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua có thể lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Tránh để trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ rất dễ bị giun gây ra biến chứng thành thắt ruột do giun, không có lợi cho sức khoẻ.

Tránh ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc

Dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Hơn nữa, cà chua là một loại rau quả có hàm lượng lớn vitamin C. Nếu ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.

Không nên lạm dụng ăn cà chua

Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới đến hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ kéo dài gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người sẽ khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không dung nạp cà chua.

Nhung ai khong nen an ca chua 3

Không nên ăn quá nhiều cà chua tránh hiện tượng mắc các bệnh liên quan về đường tiêu hoá

Tránh ăn cà chua khi đói

Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua nếu ăn vào lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, đặc biệt đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.

Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài

Khi sử dụng cà chua đã nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Tuyệt đối không ăn cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid, nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Nhung ai khong nen an ca chua 4

Những ai không nên ăn cà chua? Tuyệt đối không ăn cà chua xanh

Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua là alkaloid sẽ giảm dần và biến mất. Vì vậy, với những quả cà chua xanh chưa chín, tuyệt đối không nên ăn.

comment Bình luận

largeer