Dấu hiệu run rẩy, chóng mặt, đau đầu là bệnh gì

Không thể tránh khỏi trường hợp con người rơi vào tình trạng mệt mỏi, với những dấu hiệu bất thường kế bên có thể là đau đầu, chóng mặt.. bạn nên cần xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh.
13/10/2018 06:57

Dấu hiệu run rẩy, chóng mặt, đau đầu là bệnh gì

Những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể báo hiệu cho chứng bệnh hạ đường huyết.

Đây là tình trạng hàm lượng glucose có trong máu quá thấp. Bình thường, cơ thể có hấp thụ đường qua con đường thức ăn như khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, gạo, sữa, trái… Đường sẽ được tích trữ trong gan và mô dưới ở dạng glucogen, sau đó sẽ tạo năng lượng bằng cách phân hóa thành glucose.

ha-duong-huyet-1

Dấu hiệu run rẩy, chóng mặt, đau đau là biểu hiện của chứng hạ đường huyết

Chứng hạ đường huyết có liên quan đến bệnh tiểu đường. Thế nhưng vẫn có một số trường hợp thì bệnh nhân vẫn bị hạ đường huyết dù không bị tiểu đường. Hạ đường huyết không phải một bệnh, giống như sốt, chúng chỉ là một vấn đề sức khỏe.

Để điều trị được hạ đường huyết, bác sĩ phải xác định đường nguyên nhân của hạ đường huyết.

Nguyên nhân gây ra hạ đường huyết

Nguyên nhân chính của hạ đường huyết là do tiểu đường xảy ra lúc hormone insulin và glucagon không có sự điều tiết can bằng trong máu. Nguyên do gây ra việc mất cân bằng hormone là:

  • Sử dụng nhiều thuốc tiểu đường hay nhiều insulin.
  • Chế độ ăn kiêng không khoa học và hợp lý, không đủ lượng đường bột cần thiết cho cơ thể con người.
  • Việc không ăn đủ bữa hay đợi quá lâu mới dùng bữa khiến gây ra hạ đường huyết.
  • Uống rượu bia làm mất cân bằng nội tiết tố là một nguyên nhân.
  • Việc không ăn đầy đủ sau khi tập luyện thể dục cũng có thể gây ra hạ đường huyết.

Dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết

Nhận ra chứng hạ đường huyết khá dễ dàng khi người bệnh thường rơi vào tình trạng người lẩy bẩy, đau đầu và chóng mặt. Đi kèm với các hiện tượng trên là mồ hôi đổ nhiều, cơ thể hơi đói, da tái và nhịp tim nhanh dần. Thậm chí là lúc ngủ sẽ khiến bệnh nhân la hét và mệt mỏi.

Hạ đường huyết thường gây ra cảm giác mệt mỏi và khó chịu do đường đã không cung cấp đủ cho cơ thể. Với trường hợp đường huyết nặng có thể khiến bệnh nhân đường huyết giảm đột ngột, thậm chí là xỉu…

Điều trị hạ đường huyết như thế nào?

Một số loại thuốc cơ bản giúp bệnh nhân có lượng đường cần thiếu.Mọi người nên nhớ uống nước và ăn trái cây, ăn uống đơn giản và dễ dàng giống ăn uống thường ngày, có thể sử dụng kèm thêm phần thuốc nén glucose.

ha-duong-huyet

Dắt túi một vài thói quen tránh việc hạ đường huyết

Một số thói quen có thể gây giảm vệc hạ đương huyết đó là:

  • Cố gắng ăn uống điều độ và có sự cân bằng bữa các bữa ăn. Người bệnh nạp đủ lượng carbohydrate trước khi tập luyện.
  • Chuẩn bị thêm các bữa ăn nhẹ nếu như gặp triệu chứng của bệnh hay khi bạn biết lượng đường quá thấp.
  • Luôn luôn kiểm tra đường huyết và tái khám theo dõi tiến trình của bệnh và sức khỏe. Không bao giờ tự ý bỏ thuốc khi được kê đơn.
  • Nếu như mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, mất thời gian điều chỉ lượng insulin không nên nản lòng.
  • Hãy để mọi người xung quanh biết cách tiêm glucagon nếu bạn bị bất tỉnh nếu như bị tiểu đường.
  • Không được phớt lờ triệu chứng chứng hạ đường huyết hay cố tình không điều trị.
comment Bình luận

largeer