Đau mỏi vai gáy có được uống rượu ngâm hạt gấc không

Đau mỏi vai gáy có được uống rượu ngâm hạt gấc không? Thuốc tây y là cách phổ biến để chữa đau mỏi vai gáy nhưng chi phí đắt đỏ, dễ gây tác dụng phụ. Nhiều người chuyển sang chữa bằng bài thuốc từ rượu ngâm hạt gấc. Song thuốc này dùng để uống hay xoa bóp vẫn là thắc mắc của nhiều người.
19/12/2017 09:22

Rượu ngâm hạt gấc được sử dụng như thế nào?

Rượu ngâm hạt gấc được so sánh là tốt không kém gì mật gấu. Rượu có rất nhiều tác dụng khác nhau như trị nhọt, ghẻ lở; trị tụ máu do chấn thương; chữa viêm xoang; trị chai chân; chữa đau mỏi vai gáy...

Theo đông y, hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc... Các thầy thuốc đông y sử dụng hạt gấc để chữa nhiều bệnh lý khác nhau trong quá tính năng tốt nhất là sử dụng ngâm cùng rượu làm thuốc xoa bóp ngoài ra.

Như đã nói, do trong hạt gấc có chứa chất độc nên khi ngâm với rượu chỉ có tác dụng ngoài da chứ không được sử dụng để uống. Vậy nên, trong điều trị chứng đau mỏi vai gáy, rượu trắng ngâm hạt gấc được sử dụng sử dụng để xoa bóp bên ngoài. Người bệnh tuyệt đối không được uống rượu ngâm hạt gấc khi bị đau mỏi vai gáy để tránh gây nguy hiểm cho hệ cơ quan.

Dau moi vai gay co duoc u

 

Đau mỏi vai gáy có được uống rượu ngâm hạt gấc không, rượu ngâm hạt gâc skhoong thể uuoosng được vì trong hạt gấc có chứa nhiều độc tố

Khi bị đau mỏi vai gáy, người bệnh sử dụng một lượng vừa đủ rượu ngâm hạt gấc để thoa vào vùng gáy bị đau. Sau đó dùng tay tán đều rượu thuốc, xoa bóp nhẹ nhàng trong khoảng từ 5 - 10 phút để bớt đau và rượu thuốc ngấm đều. Sử dụng liên tục hàng ngày, sau 1 tuần sẽ nhận thấy hiệu quả rõ ràng.

Cách làm hạt gấc ngâm rượu rất đơn giản: Bạn chỉ cần lấy hạt gấc rửa sạch, phơi khô, sau đó nướng hoặc rang thật kỹ, cho vào cối giã nhỏ từng hạt, đổ ngập rượu 40 - 45 độ ngâm càng lâu càng tốt (để đạt hiệu quả cao nhất bạn nên ngâm hạt gấc với rượu trong vòng 1 tháng). Khi ngâm bạn nên ngâm rượu ngập trên mặt hạt gấc. Tốt nhất, hạt gấc nên cách mặt rượu 2 - 3 đốt ngón tay là vừa.

Rượu ngâm hạt gấc có tác dụng chữa đau mỏi vay gáy nhưng chỉ mang lại hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhẹ và phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Ngoài việc sử dụng thuốc người bệnh còn có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu. Trong trường hợp bệnh nặng, thì cần điều trị bằng các phương pháp theo chỉ định của bác sĩ.

Một số phương pháp chữa đau vai gáy khác

Đau mỏi vai gáy là triệu chứng thường gặp ở những người thường xuyên vận động mạnh, lao động quá sức. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, ê mỏi vai gáy, thỉnh thoảng có hiện tượng đau lan xuống dưới cánh tay.

Theo các chuyên gia xương khớp, đau vai gáy thường tiến triển theo 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu sẽ xuất hiện những cơn đau mỏi với biểu hiện mỏi phần vai gáy, cứng cổ, khó quay đầu hay khó nghiên đầu sang 1 bên. Cơn đau trở nên nghiêm trọng khi bạn cứu hoặc ngửa cổ.  Ở giai đoạn mãn tính, ngoài biểu hiệu đau nhức mỏi vai gáy bệnh nhân còn cảm thấy cơn đau lan xuống vùng cánh tay, ngón tay.

Ngoài nguyên nhân cơ học do vận động, lao động quá sức, đau mỏi vai gáy còn xuất hiện do các bệnh lý về xương khớp như: dính khớp bả vai, thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm và loãng xương...

Ngoài cách sử dụng rượu ngâm hạt gấc, người bị đau mỏi vai gáy cũng có thể sử dụng một số biện pháp điều trị khác như:

Bài tập vận động vùng cổ gáy: khi cơn đau mới tái phát, bạn đừng cố gắng xoay đầu hay cổ của mình mà hãy nhớ nên hạn chế quay đầu, nghiêng hay cứu đầu. Người bệnh cũng không nên ngồi quá gần điều hòa, để tránh điều hòa thổi gió thẳng vào vùng vai gáy. Khi bị đau nhức bạn có thể vận dụng bài tập sau:

Ngồi thẳng lưng trên ghế, thả lỏng toàn thân, chân đứng rộng bằng vai và thả lỏng cơ cổ, 2 mắt nhìn thẳng hít thở đều, nhẹ nhàng.

Dau moi vai gay co duoc u

 

Đau mỏi vai gáy có được uống rượu ngâm hạt gấc không, một vài động tác động tác trong bài tập vận động vùng cổ gáy

Sau đó, người bệnh sử dụng tay xoa ấm phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới. Cúi gập đầu thở ra giữa nguyên trong khoảng 5 giây sau đó ngẩng cao đầu, mắt nhìn lên trần nhà hít sâu giữ nguyên tư tế trong khoảng 5s. Lặp đi lặp lại động tác này trong khoảng 10 - 20 lần mỗi ngày.

Xoa bóp: Nếu các cơn đau thường xuyên tái phát thì bạn nên tăng cường massage nhẹ nhàng vùng vai gáy để giúp làm dịu mát các cơn đau nhanh chóng. Phương pháp đơn giản ai cũng có thể làm được và được áp dụng ngay tại nhà.

Sử dụng thuốc tây y: Trong trường hợp mới bị đau bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau để uống hoặc thuốc để tiên như: Acetaminiphen, thuốc bôi ngoài như Salicylat, Capsaicin, một số thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chứa thành phần corticoid, diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin… Tuy nhiên, thuốc này cần được kê đơn và uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

comment Bình luận

largeer