Đau đại tràng có được uống sữa tươi không

Đau đại tràng có được uống sữa tươi không? Người bị đau đại trạng không được uống sữa tươi bởi sẽ gây tình trạng đầy bụng, trướng bụng, buồn nôn, khó tiêu hóa. Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt...
15/12/2017 10:19

 Bệnh đại tràng nguy hiểm như thế nào?

Đại tràng chính là đoạn cuối của đường tiêu hóa nối với đại  tràng, thường gọi là ruột già. Đại tràng dài khoảng 1,2m, làm nhiệm vụ hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn. Đồng thời phân hủy cùng các vu khuẩn tạo bã thức ăn thành phân.

Đại tràng là một bộ phân rất quan trọng trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đây cũng là nơi dễ rất dễ mắc bệnh. Viêm đại tràng là bệnh phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Viêm đại tràng chính là tình trạng bị viêm nhiễm gây các triệu chứng cơ bản như: đau bụng, tiêu chảy, phân có nhày có máu,...

Đau trực tràng có thể xuất hiện do các loại vi khuẩn đường ruột. Bệnh viêm đại tràng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi mắc viêm đại tràng thường phải kiêng khem khổ sở, thức ăn phải đảm bảo hợp vệ sinh.

Dau dai trang co duoc uong sua tuoi khong (1)

 

Đau đại tràng có được uống sữa tươi không, đau đại tràng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống

Nếu không có phương án điều trị kịp thời có thể làm tổn thương niêm mạc đại tràng nghiêm trọng. Lâu dần sẽ biến chứng thành mãn tính, ác tính và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Viêm đại tràng mãn tính lâu năm khó chữa lành và có nguy cơ biến chứng thành một số bệnh nguy hiểm khác như: tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng, ung thư trực tràng... Ở Việt Nam, ung thư đại tràng là một trong 3 loại bệnh ung thư hàng đầu thuộc tiêu hóa.

Một vấn đề nguy hiểm là, ở Việt Nam đại đai số những người mắc bệnh đại tràng thường không có biện pháp chữa trị chuẩn theo định hướng của bác sĩ. Thêm nữa, rất nhiều người thờ ơ, không lường trước được các biến chứng mà bệnh gây nên. Đặc biệt là trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Tại sao đau đại tràng không được uống sữa?

Rất nhiều ý kiến cho rằng, đau đại tràng tuyệt đối không được uống sữa tươi. Bởi khi uống sữa sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của đường tiêu hóa, nhất là ở khu vực ruột già. Đau đại tràng uống sữa gây ra triệu chứng: đầu hơi, trướng bụng, tiêu chảu, buồn nôn, đau bụng...

Theo nghiên cứu, sữa tươi là một sản phẩm cực kỳ tốt, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Sữa tươi còn cung cấp hàm lượng vitamin, dưỡng chất, canxi cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, do trong sữa tươi chứa một số thành phần không tốt cho đại tràng nên được khuyến cáo không nên sử dụng khi bị viêm đau đại tràng. Một số nguyên nhân là:

Thứ nhất, trong sữa tươi có chứa hàm lượng đường lactose cao, men lactose do ruột tiết ra có tác dụng phân tách loại đường này thành 2 loại đường khác nhau và đường đơn và glucose. Việc phân tác này giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn và có lợi cho hệ tuần hoàn của máu hơn.

Dau dai trang co duoc uon

 

Đau đại tràng có được uống sữa tươi không, đại tràng uống sữa tươi gây trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi

Tuy nhiên, nếu trong ruột non không có men lactose để phân tác đường từ sữa tươi thì ruột lập tức phản ứng chống lại thành phần lạ. Điều này dẫn đến tình trạng sôi bụng, đau bụng và dễ bị tiêu chảy.

Sunanda Kane, MD, giáo sư của khoa tiêu hóa tại Mayo Clinic, Rochester, Minn từng nói: "Hầu hết mọi người khi bị viêm ruột kết đều nghĩ rằng họ là tự động không dung nạp lactose, và điều đó là không đúng sự thật. Sự không dung nạp lactose phụ thuộc vào số lượng enzym mà bạn có, và cách duy nhất để biết là làm một thử nghiệm nếu bạn uống một ly sữa và sau đó bạn cảm thấy tồi tệ hơn."

Thứ hai, cơ thể người bị bệnh đại tràng khi uống sữa sẽ gây ra một số kích thích không tốt cho đường tiêu hóa. Ngoài gây ra các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy... các kích ứng này còn khiến hệ thần kinh bị "mệt mỏi" gây nên tình trạng căng thẳng, khó chịu cho người bệnh.

Các biểu hiện đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng... do kích ứng của sữa đến hệ tiêu hóa sẽ xảy ra khoảng từ 30 - 2h sau khi uống sữa hoặc các chế phẩm ở sữa. Mức độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào biểu hiện của mức độ sữa được dung nạp vào trong cơ thể.

Tuy nhiên, ý kiến của một số bác sĩ chuyên khoa cho rằng không phải cứ mắc bệnh đại tràng là không được uống sữa. Người bệnh có thể uống sữa ở mức độ nhất đinh. Và việc sử dụng loại sữa nào cho người bị bệnh đại tràng thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi phải căn cứ vào các thành phần trong từng loại sữa để lựa chọn. Theo các bác sĩ, tốt nhất người bệnh nên sử dụng các loại sữa có chứa ít chất béo và đường lactose.

comment Bình luận

largeer