Đường ăn kiêng mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Đường ăn kiêng mua ở đâu, giá bao nhiêu? Với những người ăn kiêng, tiểu đường thì đây là loại gia vị lý tưởng. Tuy nhiên để tìm được địa chỉ mua hàng uy tín, giá hợp lý không hề đơn giản.
25/01/2018 11:26

Với những người ăn kiêng, giảm cân thì khái niệm đường ăn kiêng còn khá mới mẻ. Trong đường kính trắng chứa 99% Cardbonhydrate có chỉ số GI rất cao làm ảnh hưởng đến đường huyết rất lớn và gây béo phì nhanh hơn các loại Card trong tinh bột.

Và để giảm lượng đường kính trắng người ta đã nghĩ và sản xuất ra loại đường ăn kiêng, chất tạo ngọt để đảm bảo sức khỏe con người.

Cách phân loại đường ăn kiêng, chất tạo ngọt

- Chất tạo ngọt: là chất ngọt nhân tạo không có Carb, không có năng lượng. Trên thị trường có một số chất tạo ngọt phổ biến như: Aspartame, Acesulfame potassium, Saccharin, Sucralose, Cyclamate v..v.

- Đường ăn kiêng có nguồn gốc thiên nhiên: + Fructose có chiết xuất từ hoa quả, hương vị thơm ngon. Loại đường này tác động tới đường huyết chậm hơn so với đường kính. Nhược điểm là hàm lượng Carb rất cao, không thích hợp cho những người ăn Low Carb.

duong an kieng ban o dau, gia bao nhieu

Đường ăn kiêng mua ở đâu, giá bao nhiêu?

+ Alcohol Sugar gồm: Sorbitol, Isomalt, Xylitol, Maltitol v..v. Nhóm đường này cũng tác động tới đường huyết chậm, lượng Carb chỉ bằng 1 nửa loại đường ăn kiêng thông thường. Người ăn Low Carb có thể dùng với lượng vừa phải.

+ Cỏ ngọt. được chiết xuất từ cây cỏ ngọt, hàm lượng Carb rất thấp, thậm chí không có Carb. Lượng đường từ cỏ ngọt gấp 3 lần đường kính. Bởi vậy, Low Carb coi đây là sản phẩm lý tưởng, ăn thoải mái không cần lo lắng.- Đường ăn kiêng kết hợp giữa chất tạo ngọt nhân tạo và đường ăn kiêng có nguồn gốc thiên nhiên.

Đường ăn kiêng giá bao nhiêu?

Trên thị trường bán rất nhiều loại đường ăn kiêng chủ yếu nhập khẩu từ các nước như Đức, Mỹ, Australia, giá đắt gấp 3 lần so với đường mía và đắt gấp 2 lần so với đường ăn kiêng do Việt Nam sản xuất. Một hộp đường ăn kiêng của Đức có giá 55.000 đồng, được chiết xuất từ củ cải đường, với độ ngọt gấp 40 lần đường mía Việt Nam.

Trong khi đó, hộp đường ăn kiêng của Mỹ có giá 75.000 đồng có độ ngọt gấp 200 lần so với đường mía tự nhiên. Theo thông tin trên nhãn mác sản phẩm, các loại đường này đều không ghi mức calo thích hợp với người béo phì hay tiểu đường hoặc người đang ăn kiêng đồ ăn ngọt.

duong an kieng ban o dau, gia bao nhieu.jpg 1

Hiện nay, có khoảng 200 nghiên cứu, khảo sát về độ an toàn của loại đường này. Tới thời điểm này, chưa có một nghiên cứu nào nói chất Aspartame (chất tạo ngọt có trong đường ăn kiêng) gây hại sức khỏe khi dùng quá liều.

Để đảm bảo sức khỏe, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chúng ta chỉ nên dùng 800mg đường trong một ngày.

Đường ăn kiêng bán ở đâu?

Đường ăn kiêng bạn có thể mua ở các hiệu thuốc, siêu thị. Ở một số cửa hàng lớn cũng bản sản phẩm này. Một số người cũng nhập loại đường ăn kiêng từ nước ngoài về rao bán trên các trang mạng với nhiều mức gia khác nhau.

Trước đó, một nghiên cứu tại Viện Ramazzini, Ý mới được công bố trên tạp chí Quốc tế Occupational và Environmental Health cho biết, tiêu thụ đường sucralose có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu.

Tuy nhiên, khách hàng vẫn khá lơ là trước thông tin này. Tại nhiều chợ lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Nội rao bán đường “trôi nổi” trên thị trường không có nhãn mác, địa chỉ rõ ràng nhưng người tiêu dùng vẫn tin tưởng và vô tư mua bán.

Trên thị trường cũng xuất hiện các loại đường hóa học có ghi kín các dòng chữ Trung Quốc và phiên âm bằng chữ La Tinh, người bán thường gọi là đường tinh luyện.

Trong khi đó, theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 31/8/2001 thì đường hóa học và một số loại đường nhân tạo hiện đang được bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.

Bởi vậy, mọi người cần tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm rõ ràng và tìm địa chỉ uy tín để mua về dùng tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

comment Bình luận

largeer