Giun trong mắt có gây mù không và vì sao có giun trong mắt?

Giun trong mắt có gây mù không và vì sao có giun trong mắt? Giun ký sinh trong mắt không chỉ gây tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm mà còn có thể gây mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Mặt khác chúng có thể di chuyển và phá hủy nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi…
27/02/2018 09:47

Giun trong mắt có gây mù không?

Có một khẳng định chắc chắn là: giun ký sinh trong mắt người có thể gây mù mắt. Nếu chúng di chuyển sang các hệ cơ quan khác có thể gây tổn thương, thậm chí là viêm nhiễm và dẫn đến tử vong.

Hiện nay trên các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện được trên dưới 10 loài giun ký sinh có thể sống khỏe mạnh trong mắt người. Và đương nhiên, chúng chính là nguyên nhân gây viêm nhiễm, mù lòa cho thị giác. Ban đầu khi mới di chuyển vào sống ký sinh trong mắt người giun thường ẩn mình, sống thầm lặng trong khoảng từ 3 – 4 tuần.

Sau khi đã khỏe mạnh và đủ trưởng thành chúng bắt đầu di chuyển trong mắt gây nên tình trạng cộm, vướng, tấy đỏ. Mức độ cộm mắt sẽ tùy thuộc vào độ dài và số lượng giun ký sinh trong mắt. Thông thường, các loài giun trong mắt có chiều dài khoảng vài mm, một số khác có chiều dài lên tới 1 – 2cm.

Đại đa số các loài giun ký sinh thường sống ở khu vực màng kết, khu vực thoáng khí phía dưới mi mắt, chúng bám chặt vào nhãn cầu. Để sống sót được, các ký sinh trùng giun buộc phải tấn công mắt để lất thức ăn. Để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm giác mạc hoặc mù lòa, bệnh nhân chỉ có một cách duy nhất là phẫu thuật gắp bỏ hết ký sinh trùng ra bên ngoài.

Empty

Giun trong mắt có gây mù không và vì sao có giun trong mắt? Đại đa số các loài giun ký sinh trong mắt đều có thể gây mù lòa

Trong nhiều thập kỷ qua, trên thế giới đã ghi nhận hàng trăm trường hợp bệnh nhân bị giun sán ký sinh trong mắt. Có những cặp mắt chứa đến 14, 15 con giun. Và rất nhiều bệnh nhân chủ quan cho rằng mình bị cộm mắt, sưng tấy mắt là do các nguyên nhân như bị dính dị vật hoặc bị bệnh đau mắt đổ.

Theo các chuyên gia về ký sinh trùng y học, giun phát triển nhanh chóng và sinh sản nhanh chóng trong mắt người. Trong vòng vài tháng chúng có thể sinh sản đến vài chục con giun khác nhau. Nếu không được phẫu thuật gắp ra kịp thời, giun sẽ phá hoại giác mạc sau đó di chuyển sang các cơ quan khác và phá hủy các cơ quan mà chúng sống ký sinh.

Tại bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) trong nhiều năm qua cũng tiếp nhận hàng chục ca bệnh bị nhiễm giun trong mắt. Bệnh nhân đến điều trị thường có triệu chứng như vướng cộm trong mắt, cảm giác có dị vật nhọn, đau từng cơn.

Theo PGS.TS Hoàng Minh Châu, Phó Giám đốc bệnh viện Mắt trung ương: hầu hết bệnh phẩm được lất ra từ mắt bệnh nhân là giun chỉ trưởng thành có độ dài từ 5cm – 12cm. Điều đáng lưu tâm là, đa số các loài giun ký sinh trong mắt không chỉ gây mù lòa mà còn có thể di chuyển lên não gây viêm não và nghiêm trọng nhất là tử vong.

Vì sao có giun trong mắt?

Giun sống ký sinh trong mắt không còn là bệnh lý xa lạ đối với người dân, song vẫn còn rất nhiều người chủ quan. Đại đa số người bị đau mắt, sưng tấy, cộm mắt đều nghĩ mình bi đau mắt và sử dụng các loại thuốc thông thường.

Theo các bác sĩ viện Mắt trung ương, đại đa số bệnh nhân thường bị đau mắt hơn 1 tuần, có sử dụng thuốc kháng sinh nhưng bệnh không thuyên giảm. Lúc này bệnh nhân mới bắt đầu di chuyển đến bệnh viện để khám xét. Rất nhiều trường hợp đã được phát hiện bị giun sống ký sinh trong mắt.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến giun sống ký sinh trong mắt. Tại Việt Nam, bệnh nhân phát hiện giun sống ký sinh trong mắt là do tiếp xúc với vật nuôi như chó mèo.

Loài giun chỉ Dirofilaria Repens sống ký sinh trong chó, mèo và động vật hoang dã có thể “nhập cư” vào cơ thể người thông qua đường muỗi đốt. Khi xâm nhập vào cơ thể loài giun này thường cư trú ở mắt (dưới kết mạc). Sau đó có thể di chuyển đến các cơ quan khác như phổi, não, cơ, mô mềm, gan hoặc các vùng dưới da.

Một số bệnh nhân khác được xác nhận bị giun Toxocara – giun sán chó, sống ký sinh trong mắt gây mù lòa. Loại giun này xâm nhập vào cơ thể thông qua việc ăn thực phẩm từ thịt chó chưa được nấu chín kỹ. Khi đi vào cơ thể, ấu trùng của giun Toxocaro được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột, theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương và mắt. Ấu trùng giun Toxocaro sống sót trong cơ thể đến vài tháng.

Empty

Giun trong mắt có gây mù không và vì sao có giun trong mắt? Giun chỉ Dirofilaria Repens sống ký sinh trong mắt người

Thời gian gần đây, nhiều báo chí nước ngoài đưa tin trường hợp một phụ nữ bị nhiễm giun tròn Thelazia. Nguyên nhân khiến bệnh nhân này bị nhiễm giun Thelazia sống ký sinh trong mắt là do cô di chuyển qua một trang trại nuôi trâu bò và vô tình bị một con ruồi đậu trên mắt.

Theo các nhà nghiên cứu, ruồi Drosophilid chính là vật chủ trung gian khiến cho ấu trùng giun Thelazia di chuyển từ trâu bò sang mắt người.

Khi xâm nhập vào túi kết mạc của vật chủ, ấu trùng giun Thelazia sẽ trở thành giun trưởng thành sau khoảng 1 tháng. Loài giun này gây nên tình trạng viêm và chảy nước mắt. Một số trường hợp nhiễm khuẩn nặng, sợ ánh sáng, phù, viêm kết mạc và mù lòa có thể xảy ra.

Ngoài ra, giun có thể di chuyển và sống ký sinh trong mắt người khi người bệnh ăn các loại hải sản sống tái; sinh sống ở môi trường ẩm thấp có nhiều ruồi bọ…

Bởi vậy, các chuyên gia y tế khuyến nghị: để bảo vệ đôi mắt tránh khỏi ký sinh trùng giun, người dân cần thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, sinh sống ở môi trường sạch sẽ. Khi nghi ngờ bị nhiễm ký sinh trùng giun hoặc thấy mắt có các biểu hiện khác thường thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và có phương án điều trị kịp thời.

comment Bình luận

largeer