Hoa dã quỳ có độc không?

Hoa dã quỳ có độc không? Dã quỳ là loại hoa nở vào cuối thu và đầu đông. Người dân du lịch thường chọn thời điểm hoa dã quỳ nở rộ để đi ngắm và thưởng thức loài hoa này. Vậy hoa dã quỳ có độc như một số loại hoa dại khác?
17/03/2018 14:13

Đặc điểm của hoa dã quỳ

Dã quỳ hay còn có tên gọi khác là hoa cúc dại. Có tên gọi như vậy có lẽ cũng vì đây là loài hoa thuộc họ cúc nhưng lại mang giá trị về mặt y học thấp nhất.

Da quỳ khi nở rộ rất đẹp, những cánh đồng hoa dã quỳ màu vàng óng ả như làm tăng thêm cái chói chang, rực rỡ. Trước đây khi muốn ngăm hoa dã quỳ người ta thường phải lên tận vùng núi cao. Tuy nhiên hiện nay thì loài hoa này đã phổ biến hơn và được trồng ở nhiều nơi từ Bắc vào Nam.

Bên cạnh cái tên hoa cúc dại, hoa dã quỳ còn có tên là sơn quỳ, quỳ dại, cúc quỳ, hướng dương dại, hướng dưỡng mexico... Loài hoa này hiện nay phân bổ chủ yếu ở các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới như Trung Mỹ, Đông Nam Á, Châu Phi.

hoa da quy co doc khong 1

Hoa dã quỳ có độc không? Dã quỳ là hoa thuộc họ cúc thường nở vào cuối thu, đầu đông

Tùy vào từng khu vực, loài cây này có thể là cây một năm hay lâu năm. Dã quỳ là cây dạng bụi cao tới 2-3m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ.

Lá dã quỳ có màu xanh đậm và hình dáng thì không khác biết nhiều so với lá của những cây cúc khác. Trên phiến lá nhẵn có một lớp lông nhỏ bao phủ xung quanh. Lá nổi gân ở mặt dưới và ta cũng có thể nhìn rõ ở trên mặt.

Hoa dã quỳ có độc không?

Hoa dã quỳ đang trở thành một trào lưu du lịch đối với khách thập phương. Nhiều câu hỏi đặt ra, liệu rằng hoa dã quỳ có phải loài hoa độc như nhiều loài hoa dại khác?

Câu trả lời là không, hoa dã quỳ cũng giống như các loài hoa cúc khác. Chúng không những không có độc mà còn có thể dùng để chữa một số bệnh ngoài da. Chắc hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên bởi loài hoa dại này vừa đẹp, vừa có sức sống bền bỉ mà còn có công dụng chữa bệnh.

Nếu bạn bị mụn nhot hoặc mẩn ngứa ngoài da, nếu biết sử dụng có thể dùng hoa dã quỳ để chữa trị.

Bài thuốc từ hoa dã quỳ:

- Dùng lá và nhọn cây dã quỳ tươi đem rửa sạch. Sau đó thềm chú muối và nước rồi đun sôi. Dùng nước này để ngâm những vị trị nổi mẩn ngứa. Bạn thực hiện phương pháp này 2 lần/ ngày đến khi đỡ ngứa rồi thì có thể ngâm 1 lần/ ngày. Bệnh chắc chắn sẽ mau khỏi.

- Đối với trẻ bị ngứa toàn thân thì dùng nước đó để tắm cho trẻ liên tiếp trong 3 đến 7 ngày sẽ có hiệu quả.

Không chỉ có Việt Nam và một số nước khác trên thế giới cũng sử dụng hoa dã quỳ chữa bệnh, thời Minh Trị ở Nhật Bản hoa được dùng để chống ngộ độc.

Mexico dùng hoa để trị các vết thâm ngoài da, gãy xương hoặc bong gân.

Ở Trung Quốc, những người bị bệnh về gan, nấm chân tay cũng có thể dùng hoa dã quỳ để chữa bệnh.

Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh được Dã Quỳ có thêm các công dụng như chữa táo bón, đau dạ dày, chứng khó tiêu, rát cổ, kháng sốt rét, viêm gan.

hoa da quy co doc khong

Hoa dã quỳ có độc không? Hoa dã quỳ không có độc mà còn có thể dùng để chữa bệnh rất tốt

Dã quỳ là loài cây gần như xanh tốt quanh năm mà không hề bị sâu bọ. Nguyên nhân là do lá cây dã quỳ có độc. Qua các phân tích sinh hóa thì  người ta thấy rằng trong lá cây Dã quỳ có chứa 2 chất là: Sesquiterpene lactones và Diterpenoids.

Đây là hai chất độc đối với sâu bọ cho nên lá cây Dã quỳ còn được dùng để chế biến ra thuốc trừ sâu.

Bên cạnh đó thân xác cây dã quỳ còn được làm phân xanh rất tốt cho cây cối phát triển.

Cách trồng cây hoa dã quỳ

Cây dã quỳ được trồng nhiều ở sân vườn, vỉa hè, công viên với tác dụng trang trí, làm đẹp cành quan, giúp không khí trong lành, mát mẻ.

Hiện nay cây dã quỳ đang được trồng khá phổ biến, được nhiều người yêu thích và ưu ái làm cây cảnh quà tặng, tặng nhau nhân dịp lễ, tết, hay những ngày kỷ niệm.

Cây dã quỳ trồng bằng hạt khá dễ dàng vì thế khi trồng cây ta không quá mất nhiều thời gian. Chỉ cần đất trồng là đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng, trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước thường xuyên là cây luôn cho hoa khoe sắc rồi nhé.

comment Bình luận

largeer