Lúa mì có tác dụng gì?

Lúa mì nguyên hạt là nguồn dinh dưỡng dồi dào với hàm lượng chất chống oxy hoá, các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ khác nhau có lợi cho sức khoẻ.
14/04/2018 10:36

Giá trị dinh dưỡng của lúa mì

Lúa mì là một trong những loại hạt ngũ cốc được tiêu thụ phổ biến trên thế giới. Lúa mì chứa nhiều chất dinh dưỡng được dùng làm nguyên liệu làm bánh mì. Một số giống khác cũng có họ hàng gần với loại lúa mì thông thường đó là lúa mì cứng (durum), lúa mì spelt, lúa mì emmer, eikorn và lúa mì Khorasan.

Bột lúa mì nguyên cám (whole wheat flour) và lúa mì trắng là thành phần quan trọng trong công thức món nướng như bánh mì. Các sản phẩm được làm từ lúa mì khác bao gồm mì ống, mì sợi, bột semolina (được làm từ lúa mì hạt cứng durum), bột bulgur và couscous.

Lua mi co tac dung gi 2

Lúa mì là một trong những loại ngũ cốc được tiêu thụ nhiều trên thế giới

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy trong lúa mì có chứa một loại protein là gluten - chất có thể gây phản ứng miễn dịch có hại ở những người dễ mắc bệnh. Ở những người có thể hấp thụ lúa mì, đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào giàu chất chống oxy hoá, các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ khác nhau.

Lúa mì chủ yếu gồm carbohydrate với hàm lượng chất đạm vừa phải. Tinh bột của lúa mì là loại carbohydrate chủ yếu trong thực vật chiếm đến hơn 90% tổng hàm lượng carbohydrate trong lúa mì. Khả năng tiêu hoá của lúa mì đóng vai trò ảnh hưởng đến sức khoẻ, cụ thể là nồng độ đường trong máu.

Cũng giống như gạo trắng và khoai tây, cả lúa mì trắng và lúa mì nguyên hạt đều có chỉ số glycemic cao vì vậy chúng không thích hợp với bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, lúa mì nguyên hạt còn chứa nhiều chất xơ nhưng lúa mì đã tinh chế hầu như không còn chất xơ. Hàm lượng chất xơ trong lúa mì nguyên hạt dao động từ 12 - 15% khối lượng khô.

Lua mi co tac dung gi 3

Lúa mì chủ yếu gồm carbohydrate và hàm lượng chất đạm vừa phải

Loại chất xơ phổ biến trong cám lúa mì là arabinoxylan (70%) - một loại hemicellulose. Phần còn lại chủ yếu được tạo thành từ cellulose và beta-glucan.

Những chất này đều là chất xơ không hoà tan và đi qua hệ tiêu hoá vẫn gần như nguyên vẹn, dẫn đến tăng khối lượng chất thải trong ruột. Trong lúa mì, protein chiếm 7% đến 22% khối lượng khô. Gluten trong lúa mì là một tập hợp của các loại protein, chiếm tới 80% tổng hàm lượng protein, chịu trách nhiệm về tính đàn hồi độc đáo và độ dính của lúa mì.

Các chuyên gia đã chỉ ra, lúa mì nguyên hạt là một nguồn dinh dưỡng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như selen, mangan, photpho, đồng, folate... Những bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng nhất của hạt lúa mì là cám và mầm, tuy nhiên trong quá trình tinh chế, các dưỡng chất này đều bị loại bỏ. Ngoài ra, bột mì còn là nguồn bổ sung chất sắt, thiamin, niacin và vitamin B6 dồi dào. Canxi cũng là một chất thường được thêm vào trong quá trình làm giàu bột mì này.

Hàm lượng chất chống oxy hoá cao nhất được tìm thấy trong lớp Aleurone - một thành phần của cám.

Trong 1kg hạt có 0,03mg Al2O3. Hạt còn chứa Mg, Mn, Zn, Fe, Cu. Cây tưới chứa 0,02% acid oxalic.

Các chất khoáng: Ca, Mg, p, Fe, Na, K, Zn, V, Cu, s, Cl, Si, Be, Cd, Cr, Mn. Mo, Ni, Sr, T, Co và phytin - photpho các enzym: a - amylase, proteinase, peptidase, asparagin - synthetase, cytindin - deaminase, oxidase, lipoxidase, CO - enzym, acid glutamic decarboxylase.

Các vitamin: caroten, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, cholin, tocophenol, xanthophyl (lutein). Các carbohydrat như tinh bột, cellulosa, hemicellulosa, levosin, sorleosa.

Các protein như cytochrom c (một loại haemoprotein) các acid amin như: arginin, histidin, isoleucin, leucinlysin, methionin, phenylalanin, valin, threonin, tryptophan, adenin tyamin, cholin, betain.

Các chất màu: carotenoid. p - caroten. Một lượng nhỏ flavonoid như: flavonoid A,B, tricin (5, 7, 4 - trihydroxy - 3, 5 - dimethyiflavon, rhodiolosid ranunculin, luteolin - c - glucosid, polysaccharid và phytosterol.

Tác dụng của lúa mì

Lúa mì trắng tinh luyện không có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, ăn lúa mì nguyên hạt đem lại nhiều tác dụng hữu ích đối với cơ thể.

Sức khoẻ đường ruột

Lúa mì nguyên cám rất giàu chất xơ, chủ yếu là chất xơ không hoà tan có nhiều trong cám. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần của cám lúa mì có chức năng như prebiotics làm thức ăn cho các vi khuẩn có lợi sống trong ruột.

Lua mi co tac dung gi 4

Lúa mì có tác dụng gì? Lúa mì giàu chất xơ tốt cho sức khoẻ đường ruột

Tuy nhiên, hầu hết cám gạo không bị biến đổi khi đi qua hệ tiêu hoá, làm tăng khối lượng chất thải trong ruột. Cám lúa mì có thể rút ngắn thời gian để những thứ không tiêu hoá được đi qua hệ thống tiêu hoá, trong khi làm chậm thời gian vận chuyển những thứ này.

Một nghiên cứu chỉ ra cám lúa mì có thể làm giảm nguy cơ táo bón ở trẻ em. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây táo bón mà cám lúa mì đem lại lợi ích sức khoẻ đường ruột.

Phòng chống ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là loại ung thư phổ biến trong hệ thống tiêu hoá. Các nghiên cứu cho thấy liên kết việc ăn ngũ cốc nguyên hạt có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

Lua mi co tac dung gi 5

Một nghiên cứu đã chỉ ra lúa mì có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng đến 40%

Một nghiên cứu đã ước tính rằng những người có chế độ ăn ít chất xơ có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng đến 40% bằng cách ăn nhiều chất xơ. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và chứa một số chất chống oxy hoá, chất dinh dưỡng thực vật có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Không dung nạp gluten

Gluten có thể kích hoạt một phản ứng miễn dịch có hại, tình trạng bệnh celiac trong cơ thể nhiều người.

Tình trạng không dung nạp gluten còn gọi là nhạy cảm với gluten không phải celiac là một chứng bệnh chưa rõ nguyên nhân.

Ước tính có khoảng 0,5 - 1% dân số mắc bệnh celiac. Gluten trong lúa mì có thể gây bệnh celiac ở những người nhạy cảm, đặc trưng bởi các tổn tương ở ruột non và giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Mẫn cảm với gluten

Triệu chứng thường gặp của chứng mẫn cảm với gluten bao gồm đau bụng, nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, đau khớp, đầy hơi và chốc lở. Thực tế, tình trạng mẫn cảm với gluten hay với lúa mì đã được ước tính xảy ra ở 30% số người bị hội chứng ruột kích thích.

Lua mi co tac dung gi 6

Lúa mì có thể gây ra tình trạng mẫn cảm với gluten

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng đau bụng, đầy hơi, đại tiện bất thường, tiêu chảy và táo bón.

Mẫn cảm với lúa mì cũng là tình trạng thường gặp ở những người bị hội chứng ruột kích thích. Chế độ ăn uống có hàm lượng FODMAPs cao có thể khiến triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thêm trầm trọng.

Tác dụng phụ của lúa mì

Mặc dù lúa mì nguyên hạt có thể có lợi cho sức khoẻ nhưng nhiều người cần giới hạn lượng tiêu thụ hoặc tuyệt đối không sử dụng loại ngũ cốc này.

Dị ứng

Dị ứng thực phẩm là tình trạng phổ biến gây ra khi cơ thể tạo ra một phản ứng miễn dịch không tốt đối với một số loại protein trong thực phẩm. Gluten trong lúa mì là một chất gây dị ứng phổ biến ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ. Hen suyễn và viêm mũi là những phản ứng dị ứng điển hình khi hít phải bụi lúa mì.

Lua mi co tac dung gi

Gluten trong lúa mì là một chất gây dị ứng phổ biến

Chất kháng dinh dưỡng

Lúa mì nguyên hạt có chứa axit phytic (phytate), một chất dinh dưỡng làm suy giảm sự hấp thu các khoáng chất như sắt và kẽm trong cùng một bữa ăn. Chất này không làm ảnh hưởng dến chế độ ăn uống cân bằng nhưng cần để tâm khi trong khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào các hạt ngũ cốc và các loại đậu.

Lúa mì nguyên cám có chứa axit phytic - một chất kháng dinh dưỡng có thể làm giảm sự hấp thu sắt và kẽm trong ruột.

comment Bình luận

largeer