Lưu ý khi sử dụng dầu dừa trị hăm tã cho trẻ em

Liệu cách trị hăm tã bằng dầu dừa có thật sự hiệu quả và an toàn cho làn da nhạy cảm của các bé không?
03/05/2023 15:30

Khu vực háng là nơi có nhiều nếp nhăn nên khi mang bỉm rất dễ bị hăm do tích tụ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, việc không thay tã thường xuyên cho con hoặc sử dụng các loại bỉm tã kém chất lượng cũng khiến trẻ gặp phải tình trạng này.

Lưu ý khi dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em

Để bé nhanh hết hăm tã, khi dùng dầu dừa trị hăm cho bé bạn cần lưu ý:

Empty

Lưu ý khi dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em

- Chọn mua dầu dừa nguyên chất của những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho bé.

- Bạn có thể mua các loại kem trị hăm có chứa dầu dừa về chữa cho bé nhưng không nên mua các loại có chất tạo mùi vì chúng có thể khiến bé bị dị ứng.

- Thường xuyên thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi bé tè hoặc đại tiện ra bỉm

- Giữ cho khu vực da bị ảnh hưởng luôn khô ráo, sạch sẽ. Việc vệ sinh ở khu vực này nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng để bé không bị đau và tổn thương da nặng thêm.

- Bạn nên để da bé khô hoàn toàn trước khi thoa dầu dừa

- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi thoa dầu dừa cũng như thay tã cho bé

- Khi có thể hãy cởi bỏ bỉm để da bé được thông thoáng. Điều này cũng sẽ giúp làm tăng tốc độ hồi phục của tổn thương.

- Lựa chọn tã có chất lượng tốt, kích thước phù hợp với bé.

- Sử dụng nước ấm hoặc xà phòng dịu nhẹ, không chứa bọt để làm sạch khu vực trẻ mang tã. Tránh chà mạnh mỗi khi tắm rửa, vệ sinh vùng da này cho trẻ.

- Mặc quần áo rộng rãi cho bé. Nên lựa chọn các loại vải được làm từ chất liệu tự nhiên hoặc cotton sẽ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt hơn. Như vậy bé cũng sẽ đỡ bị hăm tã hơn.

Phải mất bao lâu để thấy được tác dụng trị hăm tã của dầu dừa?

Hăm tã thường sẽ hết trong vòng vài ngày. Các triệu chứng của hăm tã có thể bắt đầu cải thiện sau vài lần sử dụng dầu dừa.

Empty

Các triệu chứng của hăm tã có thể bắt đầu cải thiện sau vài lần sử dụng dầu dừa

Tuy nhiên hãy nhớ rằng không phải bé nào dùng dầu dừa trị hăm tã đều thấy hiệu quả. Kết quả nhận được cũng có thể khác nhau ở mỗi bé. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của trẻ và cách chăm sóc của các bậc phụ huynh.

Trẻ bị hăm tã khi nào cần đưa đi bác sĩ?

Nếu chứng hăm tã của bé không cải thiện sau vài ngày điều trị với dầu dừa hoặc bé bị hăm tã thường xuyên, hãy đưa con tới khám tại các phòng khám nhi. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay khi bé có các biểu hiện sau:

- Bé bị sốt cao

- Khu vực hăm nổi nhiều mụn nước hoặc mụn nhọt

- Xuất hiện vết lở loét ở vùng bị ảnh hưởng

- Khu vực hăm tã làm mủ, chảy máu hoặc có dịch tiết ra

- Bé bị ngứa nhiều, đau và hay quấy khóc

Bài viết trên vừa giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em. Khi áp dụng cách này, hãy luôn theo dõi cẩn thận tác dụng của dầu đối với bé. Ngừng sử dụng nếu có bất kỳ kích ứng hoặc phản ứng bất lợi nào xảy ra và đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa để được điều trị một cách khoa học.

Theo Thuốc Dân tộc

comment Bình luận

largeer