Nguyên nhân trẻ bị viêm ống tai

Biểu hiện trẻ bị viêm ống tai là sưng đỏ ở vành tai, ngứa tai, có khi gây ra đau đầu. Bởi vậy bố mẹ nên tìm hiểu bệnh về nguyên nhân do đâu và cách phòng tránh như thế nào để giúp con mình nhanh khỏi bệnh.
24/05/2018 10:52

1. Nguyên nhân viêm ống tai ngoài ở trẻ

Bệnh do 2 loại nấm và vi trùng gây nên. Do bố mẹ vệ sinh tai cho trẻ không được sạch sẽ và sử dụng dụng cụ không được vô khuẩn khi cho vào tai bé, dụng cụ cứng thô làm bé bị sứt làm đau trẻ sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.

Trong quá trình tắm bé, mẹ không cẩn thận để nước vào tai trẻ mà mẹ không vệ sinh tai, không lau khô, sạch tai cho trẻ hoặc tắm xong bố mẹ không lấy bông tai ở trẻ ra, dần dần sẽ dẫn đến viêm tai ở trẻ em.

Nếu trẻ nhà bạn có mắc về bệnh viêm da, thì đây là do cấu trúc tai của bé chưa được hoàn thiện chưa bảo vệ được cơ quan của tai bên trong đây cũng là nguyên nhân của trẻ mắc bệnh.

2. Các dấu hiệu của trẻ khi bị viêm ống tai

Khi bố mẹ thấy con mình khó chịu và quấy khóc khi động vào tai trẻ, nhìn vào tai bé thấy bị sưng nên. Đây chính là dấu hiệu của bệnh, trẻ còn kèm theo bé không chịu ăn hoặc bú.

Trẻ sẽ có biểu hiện đau tai hay quấy khóc mọi lúc bất kể ngày hay đêm. Đặc biệt khi trời lạnh trẻ đau tăng gấp đôi.

nguyen nhan tre bi viem ong tai

Nguyên nhân trẻ bị viêm ống tai có thể do bố mẹ vệ sinh tai cho trẻ không được sạch sẽ và sử dụng dụng cụ không được vô khuẩn khi cho vào tai bé

Khi dịch nhầy tiết ra quá nhiều ở ống tai sẽ làm cản trở âm thanh, nếu không vệ sinh sạch sẽ, sẽ làm trẻ không nghe thấy gì.

Khi bố mẹ xem tai của trẻ phải chú ý tình trạng của tai của bé xem có sưng đỏ không? màu sắc như thế nào? và có mủ bên trong không? khi đó bố mẹ hãy đưa trẻ đến khám.

3. Các phòng ngừa bệnh viêm ống tai cho trẻ

Khi bố mẹ tắm cho trẻ, tuyệt đối không để nước, sữa tắm vào tai trẻ và đảm bảo nguồn nước sạch, tránh nước bẩn, không dùng lại nguồn nước cho trẻ tắm rửa.

Tắm xong bố mẹ lấy bông sạch mềm thấm hết nước bên trong tai và lau từ từ nhẹ nhàng tránh làm xước ống tai của trẻ.

Khi làm sạch tai cho bé bố mẹ phải đảm bảo những dụng đó sạch sẽ, vô khuẩn.

Khi bệnh có dấu hiệu chảy mủ, mẹ nên dùng bông gạc thấm và lau khô tai cho con. Bố mẹ cũng nên thay bông gạc cho con 1 – 2 miếng/tiếng, tránh vi khuẩn phát triển gây bệnh nặng thêm.

Vệ sinh tai cho trẻ, mẹ có thể dùng axit acetic nhỏ vào tai bé. Sau vài phút nhỏ lại lần nữa rồi đặt bé nằm nghiêng cho nước chảy ra rồi lau sạch.

Bố mẹ sử dụng thuốc chữa viêm ống tai ngoài cho trẻ, thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau, bố mẹ chú ý tuyệt đối không tự ý bôi thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc khi không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ.

4. Chế độ ăn cho trẻ bị viêm ống tai

  • Đối với viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cần phải kiêng cho trẻ ăn những loại thực phẩm cứng, dai hoặc những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá ngọt khiến cho đờm vướng ở họng.
  • Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm làm kích thích tạo mủ hoặc làm tăng tình trạng đau nhức như là: Đồ nếp, đồ hải sản, tôm cua, thịt đỏ...
  • Bên cạnh việc kiêng những thực phẩm trên người bệnh nên dùng thêm những loại thực phẩm dưới đây để quá trình trị bệnh nhanh chóng có kết quả hơn.
  • Thay thế mỡ lợn bằng các loại dầu hướng dương hoặc dầu thực vật khi xào nấu để có thể ngăn ngừa tình trạng viêm tai giữa nhờ các loại Vitamin D và E trong dầu.
nguyen nhan tre bi viem ong tai.jpg 1

Nguyên nhân trẻ bị viêm ống tai. Đối với viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cần phải kiêng cho trẻ ăn những loại thực phẩm cứng, dai 

  • Gan bò, cà rốt hoặc cà tím xào mềm có thể bổ sung vitamin A cho cơ thể, đồng thời làm tăng cường thính lực cũng như giúp bảo vệ lớp niêm mạc lót bên trong loa tai.
  • Bổ sung các loại cá biển, rong biển thuốc tảo spirulina vào trong thực đơn hàng ngày để có thể cung cấp iốt cho cơ thể, và làm tăng tiến trình hồi phục bệnh.
  • Ăn thêm lạc luộc để tăng cường các khoáng tố kẽm- một chất thường thiếu trong cơ thể của những người có cơ tạng thuộc nhóm người dễ bị chóng mặt.
comment Bình luận

largeer