Nhiễm khuẩn huyết là gì và nhiễm khuẩn huyết có chữa được không?

Nhiễm trùng huyết thường do vi khuẩn gây ra với các triệu chứng như sốt và ớn lạnh, mạch nhanh, thở nhanh, buồn nôn... nếu không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
13/04/2018 15:24

Nhiễm khuẩn huyết là gì?

Nhiễm khuẩn huyết còn được gọi là nhiễm trùng máu xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải trong quá trình chống nhiễm trùng.

Lượng lớn các hoá chất được tiết và nhiễm vào máu có thể gây chứng viêm mãn tính làm tổn thương các cơ quan nội tạng. Cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay và các cơ quan nội tạng, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy.

Nhiem khuan huyet la gi va nhiem khuan huyet co chua duoc khong

Nhiễm khuẩn huyết xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải trong quá trình chống nhiễm trùng

Trong trường hợp nghiêm trọng, một hoặc vài cơ quan nội tạng có thể bị suy chức năng. Thậm chí, nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp. Theo các bác sỹ, đây là hiện tượng sốc nhiễm khuẩn có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng ở một số bộ phận như phổi, thận và gan. Nhiều trường hợp không chữa trị kịp thời đã dẫn đến tử vong.

Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm trùng huyết là một căn bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn.

Bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng do quá trình phát triển bệnh lý phụ thuộc vào những mầm bệnh và phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng cơ thể người bệnh. Nhiễm trùng huyết thường tiến triển nặng và không có xu hướng tự khỏi nếu không được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào, những cơ quan như da, mô mềm, cơ, xương, khớp, hô hấp, tiêu hóa... Các chuyên gia đã chỉ ra, nguyên nhân gây nhiễm trùng máu là các loại vi khuẩn như vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn gram âm chủ yếu là vi khuẩn đường ruột họ Enterobacteriacae như: Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia và các vi khuẩn Enterobacter...

Ngoài ra, còn có Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei. Vi khuẩn gram dương thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis... Vi khuẩn kỵ khí thường gặp là Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.

Nhiem khuan huyet la gi va nhiem khuan huyet co chua duoc khong 4

Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào

Những vi khuẩn lưu hành trong máu gây bệnh nhiễm khuẩn cấp tính với các triệu chứng lâm sàng đa dạng. Điều này làm suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong cao từ 20 - 50% các trường hợp; trong đó sốc nhiễm khuẩn là tình trạng biểu hiện trầm trọng của nhiễm trùng huyết.

Một số yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến bệnh lý nhiễm trùng huyết như:

Người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ sinh non

Người có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid kéo dài, thuốc chống thải ghép, đang điều trị hóa chất và tia xạ

Người có bệnh mãn tính như đái tháo đường, nhiễm HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn tính

Người bệnh đã cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt

Bệnh nhân có sử dụng các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập cơ thể nhưng đóng đinh nội tủy, đặt ống dẫn truyền, đặt ống nội khí quản...

Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn huyết

Thực tế cho thấy, bệnh lý nhiễm trùng huyết được chẩn đoán xác định căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện lâm sàng và kết quả thực hiện những xét nghiệm có liên quan.

Về lâm sàng

Người lớn có các triệu chứng sau:

Sốt cao trên 38 độ C

Hạ huyết áo với huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống

Nước tiểu ít dưới 20cm3 mỗi giờ

Không thực hiện được việc cấy máu của bệnh nhân hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hoặc kháng nguyên trong máu

Không thấy tình trạng nhiễm trùng ở các vị trí khác trên cơ thể

Bác sỹ đang thiết lập việc điều trị theo hướng nhiễm trùng huyết

Trẻ em từ 1 tuổi trở xuống:

Sốt cao trên 38 độ C

Thân nhiệt hạ dưới 37 độ C

Triệu chứng ngừng thở, tim đập chậm nhưng không tìm ra nguyên nhân

Nhiem khuan huyet la gi va nhiem khuan huyet co chua duoc khong 3

Nhiễm khuẩn huyết là gì? Trẻ xuất hiện triệu chứng lâm sàng sốt cao, ngừng thở, tim đập chậm...

Không thực hiện được việc cấy máu hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hay kháng nguyên trong máu

Không thấy tình trạng nhiễm khuẩn tại các vị trú khác của cơ thể

Bác sỹ đang thiết lập việc điều trị theo hướng nhiễm trùng huyết

Về xét nghiệm

Bệnh nhân người lớn:

Có một hoặc nhiều lần cấy máu cho kết quả dương tính, vi khuẩn được phân lập từ máu không liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác. Triệu chứng cụ thể:

Sốt cao trên 38 độ C

Triệu chứng rét run, hạ huyết áp với huyết áp tâm thu dưới 90mmHg

Có ít nhất một trong các dấu hiệu gồm: phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ hai hoặc nhiều lần cấy máu khác nhau, phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ ít nhất một lần cấy máu trên bệnh nhân có đường truyền mạch máu và bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh phù hợp nhiễm trùng huyết, có thử nghiệm kháng nguyên dương tính trong máu với vi khuẩn Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae... và triệu chứng, kết quả xét nghiệm không liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác.

Bệnh nhân trẻ em từ 1 tuổi trở xuống:

Có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng như:

Sốt trên 38 độ C

Thân nhiệt hạ dưới 37 độ C

Triệu chứng ngừng thở, tim đập chậm

Có ít nhất một trong các dấu hiệu gồm phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ hai hoặc nhiều lần cấy máu khác nhau, phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ ít nhất một lần cấy máu trên bệnh nhân có đường truyền mạch máu và bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh phù hợp nhiễm trùng huyết, có thử nghiệm kháng nguyên dương tính trong máu với vi khuẩn Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae... và triệu chứng, kết quả xét nghiệm không liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác.

Nhiễm khuẩn huyết chữa được không?

Nhiễm trùng huyết có thể chữa trị được, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị nhiễm trùng huyết cần đảm bảo các nguyên tắc diệt mầm bệnh, điều chỉnh các rối loạn do nhiễm trùng huyết gây ra và nâng cao sức đề kháng của người bệnh.

Nhiem khuan huyet la gi va nhiem khuan huyet co chua duoc khong 5

Nhiễm khuẩn huyết chữa được không? Nhiễm khuẩn huyết nếu không được chữa trị kịp thời có thể tử vong

Hơn nữa, điều trị nguyên nhân cần sử dụng kháng sinh đúng theo quy định, dùng kháng sinh theo mầm bệh vi khuẩn bị nhiễm và theo kháng sinh đồ, liều thuốc kháng sinh dùng phải cao và theo đường tiêm truyền, tốt nhất dùng đường tĩnh mạch trong ngày đầu tiên.

Nên phối hợp các kháng sinh với nhau để nâng cao hiệu lực điều trị đối với các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và chưa xác định rõ mầm bệnh vi khuẩn. Thời gian sử dụng kháng sinh cần đảm bảo yêu cầu không được dưới 2 tuần, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có chỉ định phải dùng kháng sinh đến vài tháng.

Thuốc kháng sinh được chỉ định dùng phối hợp để điều trị bao vây khi chưa phân lập được mầm bệnh, vi khuẩn đã kháng kháng sinh hoặc tình trạng nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn gây ra. Hơn nữa, những loại thuốc này được dùng dự phòng và làm chậm sự xuất hiện của chủng loại vi khuẩn kháng thuốc, tăng khả năng ức chế và diệt khuẩn của kháng sinh...

Lưu ý, khi giải quyết các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, thứ phát bằng những thủ thuật ngoại khoa như rạch dẫn lưu ổ áp-xe, loại bỏ các nguyên nhân gây nhiễm trùng như ống dẫn truyền, xông dẫn lưu...

Các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp để giải quyết nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết có hiệu quả. Trường hợp nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram dương thường dùng kết hợp kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ I với nhóm quinolon hoặc nhóm aminoglycozid. Nếu nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm thường dùng kết hợp kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III với nhóm quinolon hoặc nhóm amiloglycozid.

Ngoài điều trị đặc hiệu với các thuốc kháng sinh phù hợp, người bệnh còn cần được điều trị theo cơ chế bệnh sinh như:

Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, giải độc bằng các loại dung dịch Dextro, Ringer lactat

Chống toan hóa máu với độ pH dưới 7,2 bằng dung dịch bicarbonat

Khi có hội chứng đông máu nội mạch lan tỏa DIC (disseminated intravascular coagulation) phải điều trị bằng heparin

Dùng thuốc và phương pháp trợ tim mạch, hồi sức hô hấp và tuần hoàn

Điều trị tình trạng sốc nhiễm khuẩn

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng truyền máu, chất đạm và vitamin

Nhiem khuan huyet la gi va nhiem khuan huyet co chua duoc khong 2

Người bệnh nhiễm khuẩn huyết cần được tăng cường sức đề kháng bằng truyền máu, chất đạm và vitamin

Thực hiện chế độ ăn với tiêu chuẩn tăng chất đạm, nhiều hoa quả...

Việc phòng bệnh nhiễm trùng huyết muốn đạt được hiệu quả tốt cần phải thực hiện công tác vô trùng trong bệnh viện một cách chặt chẽ, đặc biệt là khi làm các phẫu thuật, thủ thuật...

Lưu ý điều trị triệt để các bệnh có ổ mủ và ổ áp-xe; không được tự nặn, chích sớm những mụn nhọt viêm nhiễm ở ngoài da như đinh râu là một loại mụn độc thường xuất hiện ở vùng quanh miệng, hậu bối là bệnh về da liên quan đến nhóm các nang lông tóc gồm nhiều nhọt cụm lại với nhau...

Theo các chuyên gia, nên dùng kháng sinh sớm, đủ liều, có hiệu quả ngay từ đầu trong những bệnh tiên lượng có thể chuyển sang nhiễm trùng huyết do nhiễm tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus, phế cầu khuẩn Pneumococcus, các loại vi khuẩn đường ruột Enterococcus. Khi dùng các thuốc ức chế miễn dịch cần có chế độ giám sát chặt chẽ và sử dụng cùng với các thuốc để tăng sức đề kháng của bệnh nhân.

Tình trạng nhiễm trùng huyết thường xảy ra tại bệnh viện, đặc biệt là những bệnh nhân nặng được điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu trong nhiều ngày. Khi bị nhiễm trùng huyết, tỷ lệ tử vong khá cao chiếm khoảng 20 - 50%. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa cần được chú trọng để hạ thấp bệnh lý nhiễm trùng huyết. Hiện nay các loại vi khuẩn có xu hướng kháng lại với các loại kháng sinh đang sử dụng, làm khó khăn, hạn chế công tác điều trị.

 
comment Bình luận

largeer