Nhu cầu kẽm hàng ngày
1. Kẽm là gì?
Xét về cấu tạo hóa học, kẽm là nguyên tố kim loại lưỡng tính, ký hiện Zn, có số nguyên tử 30. Kẽm là nguyên tố đầu tiên trong nhóm 12 của bảng tuần hoàn nguyên tố. Kẽm có tính chất hóa học tương tư như magie vì ion của chúng có bán kính giống nhau và có trạng thái oxy hóa duy nhất ở điều kiện bình thường là +2.
Theo nghiên cứu, kẽm là một trong những vi lượng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó chịu trách nhiệt trong hoạt động của gen chứa thông tin ở các tế bào của chúng ta.
Cơ thể con người chứa khoảng 2 – 3 g kẽm. Kẽm chủ yếu nằm ở trong cơ, xương, tóc, mắt… Đặc biệt, một vài mô có hàm lượng kẽm cao là tuyến tiền liệt, tóc, mắt.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp gen và phát triển một số cơ quan như xương, cơ, tóc, mắt...
Các nghiên cứu khoa học từ xa xưa đã khẳng định, kẽm là vi lượng quan trọng đối với sức khỏe. Kẽm tham gia vào hơn 200 phản ứng hóa học. Do đó, nó có khả năng can thiệp vào quá trình chuyển hóa glucid, protein, acid nucleic. Một trong những vai trò đặc biệt của kẽm là chứa chương trình gen trong acid nucleic.
Theo đó, kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp của gen, cho sự sao chép AND có sẵn để tế bào nhân lên. Vi lượng kẽm còn can thiệp vào khả năng thể hiện gen và quá trình tổng hợp protein, cũng như chuyển hóa của acid béo không no tạo nên màng tế bào.
Mặt khác, kẽm cần thiết cho hoạt động của hormone sinh dục nam testosteron, và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormon khác: Insulin, hormon tăng trưởng, NGF (yếu tố tăng trưởng của dây thần kinh), thymulin, gestin…
Người ăn chay, người rối loạn tiêu hóa, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ lớn chỉ bú sữa mẹ (trên 7 tháng tuổi) là những đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất. Thêm nữa, những người nghiện có nồng độ kẽm thấp vì họ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng do bị tổn thương đường ruột hoặc bởi vì kẽm tiết ra nhiều hơn trong nước tiểu…
2. Nhu cầu kẽm hàng ngày
Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bị thiếu kẽm sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình sau:
- Móng tay dễ gãy, mọc chậm, trên móng có xuất hiện các vết trắng.
- Da khô, dễ bị tổn thương do nhiễm trùng, các vết thương lâu lành.
- Trẻ nhỏ thiếu kẽm chậm phát triển; đàn ông thiếu kẽm làm suy yếu chức năng sinh sản; phụ nữ thiếu kẽm là gia tăng biến chứng của thai nghén.
- Phụ nữ có thai thiếu kẽm có thể làm tăng nguy cơ sinh non gấp 3 lần và có thể gây nhiều biến chứng trong lúc đẻ.
- Khi thiếu kẽm thường làm giảm sự ngon miệng, giảm vị giác, chậm liền sẹo, chậm mọc tóc và móng, hay dễ rụng tóc.
Nhu cầu kẽm hàng ngày phù thuộc vào từng độ tuổi
Vậy, cơ thể người cần bao nhiêu kẽm mỗi ngày? Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhu cầu kẽm của con người như sau:
- Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày
- Trẻ sơ sinh 7 - 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày
- Trẻ em 1 - 3 tuổi: 3 mg/ngày
- Trẻ em 4 - 8 tuổi: 5 mg/ngày
- Trẻ em 9 - 13 tuổi: 8 mg/ngày
- Nam 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày
- Nữ 14 - 18 tuổi: 9 mg/ngày
- Nữ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
- Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở lên: 11 - 12 mg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú từ 18 tuổi trở lên: 12 - 13 mg/ngày
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thụ nhất là từ sữa mẹ. Song lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vậy nên, mẹ cần duy trì bổ sung kẽm từ các loại thực phẩm bên ngoài để tránh trẻ sơ sinh bị thiếu hụt kẽm.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để trẻ hấp thụ kẽm tốt hơn thì nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, quýt…
Ngoài ra, do cơ thể con người không tự sản sinh khoáng chất quan trọng được nên cần ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm hàng ngày để bổ sung lượng kẽm còn thiếu. Các loại thực phẩm có chữa nhiều kẽm như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò…
Cách bổ sung kẽm đúng cách:
- Nên chọn các thức ăn giàu kẽm và cần cân đối giữa thức ăn từ thự vật và động vật. Hoặc có thể chọn dùng các thực phẩm có bổ sung kẽm, một số chế phẩm chứa vitamin muối khoáng và hàm lượng kẽm cao.
- Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm). Với các loại thuốc này thì nên uống sau ăn khoảng 30 phút và uống liên tục trong khoảng 2 – 3 tháng.
- Khi dùng kẽm cần kết hợp bổ sung thêm vitamin A, B6, C và photpho. Vì đây là những chất giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ kẽm.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm