Những ai không nên ăn ngải cứu?

Những ai không nên ăn ngải cứu? Tuy ngải cứu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này nhất là những bệnh nhân bị rối loạn đường ruột, viêm gan...
01/03/2018 11:35

Ngải cứu trong dân gian được biết đến với tên gọi như cây giải cảm, ây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp…Không chỉ là một món ăn mà ngải cứu còn được biết đến với công dụng chữa bệnh rất đa dạng với nhiều loại bệnh khác nhau.

Ngải cứu thường mọc hoang ở những vùng quê Việt Nam, ngày nay có nhiều hộ gia đình trồng ngải cứu để ăn, và sử dụng nó để chế biến cùng các món ăn hằng ngày.

Công dụng của cây ngải cứu

Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt

+ Với đau bụng kinh: Mỗi ngày lấy khoảng 6-12g lá ngải sắc đặc với nước. Nếu bạn không thể uống được như vậy có thể hãm với nước sôi để uống như trà. Nước ngải chia làm 3 lần uống trong ngày, và uống mỗi ngày.

+ Với kinh nguyệt không đều: đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh và trong suốt những ngày đang có kinh uống trà ngải cứu theo công thức sau: 10g lá ngải cứu khô và 200ml nước đem sắc tới khi còn 100ml. Bỏ thêm chút đường và uống, ngày uống 2 lần.

nhung ai khong nen an ngai cuu

Những ai không nên ăn ngải cứu? Ngải cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh

Giúp an thai

- Thai phụ đang trong quá trình thai nghén nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng, ra máu: Lấy 16g lá ngải cứu tươi cùng 16g lá tía tô, đem sắc cùng với khoảng 600ml nước, đến khi cô lại còn 1 bát nước nhỏ. Bạn uống 3-4 lần 1 ngày sẽ rất tốt.

- Nước ngải cứu sắc theo cách này có tác dụng an thai mà vẫn an toàn với em bé, nên bạn có thể an tâm sử dụng.

Sơ cứu vết thương

Giã nát lá ngải cứu và thêm 1/3 muống cà phê muối rồi đắp lên vết thương đang chảy máu. Ngải cứu có tác dụng cầm máu nhanh, giảm đau nhức ở vết thương.

Trị mụn, mẩn ngứa

- Làm đẹp: Dùng lá ngải cứu tươi giã nát rồi đắp lên mặt từ 15-20 phút rồi rửa sạch.

- Chữa mẩn ngứa: Lấy nước ngải bôi lên những chỗ mẩn ngứa, hăm tã ở trẻ.

Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, mỏi khớp xương ở người cao tuổi, chữa đau đầu hoa mắt

Dùng 300g lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho thêm vào 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống. Bạn uống vào buổi trưa, và chiều và uống liên tục trong 1-2 tuần.

Bổ máu, lưu thông máu

Cắt nhỏ lá ngải cứu và đánh tan cùng 1 quả trứng gà. Bỏ thêm gia vị rồi rán vàng ăn với cơm.

Hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho khan, viêm họng, đau đầu

Nấu nước thuốc gồm: ngải cứu, tía tô, lá tần dầy, lá sả

Uống từ 3-5 ngày giúp giải cảm.

Những ai không nên ăn ngải cứu

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính

Ngải cứu có tác dụng giúp cơ thể tăng việc đi tiểu và được xem là một vị thuốc nhuận tràng rất tốt. Tuy nhiên cũng bởi vì tác dụng này mà với những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu. Nếu những người bị bệnh này ăn ngải cứu sẽ khó kiểm soát và bệnh ngày một trầm trọng hơn.

Người bị viêm gan

Tác dụng chữa bệnh của ngải cứu là nhờ tinh dầu chứa trong cây ngải cứu. Trong ngải cứu có chứa tinh dầu, đây là thành phần có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhưng đây cũng là một thành phần có độc tính.

Nếu như bạn bị viêm gan mà ăn ngải cứu, dược chất sẽ đi vào gan và gây rối loạn chuyển hóa tế bào gan dẫn tới viêm gan cấp tính do trùng độc và viêm gan vàng da. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe bạn, chúng khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria) rất nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy mà những người bị viêm gan nên tránh xa món ăn này.

nhung ai khong nen an ngai cuu 1

Những ai không nên ăn ngải cứu? Những người bị viêm gan không được ăn ngải cứu

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ loại dược liệu nào nhất là ngải cứu.

Với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu bạn có thể dùng ngải cứu để chữa. Bạn đem ngải cứu đi sao cháy sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống.

Tuy nhiên khi thấy dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Những tác dụng phụ của ngải cứu

Chính vì cây ngải cứu có dược tính cao nên nó cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người nếu dùng quá nhiều ngải cứu có thể gây ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới run tay chân, giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn tới co cứng, nói sàm, tê liệt hay thậm chí gây tổn thương ở tế bào não. Di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh.

Để tránh những tác dụng phụ của ngải cứu cũng như phát huy được công dụng của nó thì các chuyên gia khuyên rằng người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần.

Đối với những người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.

Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.

comment Bình luận

largeer