Những ai không nên ăn trứng gà?

Những ai không nên ăn trứng gà? Trứng gà là thực phẩm chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, một số người dưới đây tuyệt đối không nên ăn trứng gà nếu không sẽ rước hoạ vào thân.
05/02/2018 14:22

Giá trị dinh dưỡng của trứng gà

Trứng gà là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có tỷ lệ tương quan với nhau, thích hợp và cân đối. Lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng và tập trung chủ yếu các chất dinh dưỡng. Trong lòng đỏ trứng gà có chứa 13,6% đạm; 29,8% béo và 1,6% chất khoáng.

Nhung ai khong nen an trung ga

Những ai không nên ăn trứng gà? Trứng gà là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng

Chất đạm trong lòng đỏ trứng có chứa các thành phần axit amin, lòng trắng chiếm phần lớn là nước cùng 10,3% chất đạm, béo và chất khoáng thấp. Chất đạm trong lòng đỏ trứng thuộc loại đơn, nằm ở trạng thái hoà tan còn chất đạm của lòng trắng chủ yếu là albumin chứa thành phần các axit amin tương đối toàn diện.

Trứng cũng là nguồn vitamin và chất khoáng tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iốt... tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K).

Trong lòng trắng trứng chứa một ít vitamin trong nước gồm B2 và B6. Biotin là vitamin B8 có trong cả lòng đỏ và lòng trắng tham gia chu trình sản xuất năng lượng để sản xuất năng lượng của cơ thể.

Nhung ai khong nen an trung ga 2

Những ai không nên ăn trứng gà? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol trong máu

Lòng trắng trứng khó tiêu và đồng hoá kém là do lòng trắng có men antitrypsin, ức chế men tiêu hoá của tuỵ và ruột, khi đun nóng 80 độ C men này sẽ bị phá huỷ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên, những người có huyết áp cao và mỡ máu cao chỉ nên ăn 2 - 3 lần trứng trong một tuần.

Những ai không nên ăn trứng gà?

Người mắc bệnh thận

Người mắc bệnh viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn trứng gà có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.

Bệnh tiểu đường

Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe tuy nhiên hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa có trong trứng rất cao. Điều này có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo các chuyên gia dinh dưỡng những người có bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn.

Nhung ai khong nen an trung ga 3

Những ai không nên ăn trứng gà? Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn trứng gà

Người đang sốt

Đối với những người đang sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.

Người cơ địa dị ứng

Trứng là nguyên nhân hay gặp dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi.

Nhung ai khong nen an trung ga 4

Trứng là nguyên nhân hay gặp dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ

Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan... Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Bị bệnh gan

Trứng là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Trong trứng có đủ protit, lipit, gluxit, các vitamin, các khoáng chất, các men và hormon. Các chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng, đặc biệt lòng đỏ chứa 1,6 hay 0,3g cholesterol. Vì trứng rất bổ, khó tiêu nên khi ăn trứng, gan phải làm việc nhiều.

Đối với những người bị bệnh gan không nên ăn trứng, nếu ăn nhiều, trong thời gian dài có thể càng làm cho gan yếu hơn rồi bệnh nặng, dẫn đến viêm gan, xơ gan...

Một số lưu ý khi chế biến trứng gà

Dù là trứng gà hay trứng vịt, trứng cút cần được nấu chín kỹ để đảm bảo chất dinh dưỡng và dễ tiêu khi đưa vào cơ thể. Trứng chưa chín kỹ có thể khiến cơ thể mắc một số loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng, ví dụ như vi khuẩn salmonella.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng luộc có khả năng bảo toàn và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn so với những loại trứng được chế biến kiểu khác.

Nhung ai khong nen an trung ga 5

Những ai không nên ăn trứng gà? Không nên ăn trứng gà kết hợp với sữa đậu nành vào buổi sáng

Ăn trứng chậm giúp đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hoá tốt, tránh bị nghẹn khi ăn.

Thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành vào buổi sáng rất nguy hiểm, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.

Ngoài ra, thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên là một sai lầm. Ở nhiệt độ cao, các chất natri, axit glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của axit glutamic.

comment Bình luận

largeer