Những lưu ý đặc biệt khi sơ cứu bệnh cho người cao tuổi

Người cao tuổi là đối tượng luôn cần được chăm sóc đặc biệt ở tất cả các lĩnh vực từ sức khỏe thể chất đến sức khỏe tinh thần. Bởi vì đây là giai đoạn mà tất cả mọi thứ trên cơ thể đều đã trở nên già cỗi và chức năng bắt đầu suy giảm nghiêm trọng
09/09/2018 12:46

Những điều nên làm và không nên làm khi sơ cứu cho người cao tuổi

Khi bước vào tuổi xế chiều, có rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng có thể làm cho người cao tuổi ra đi bất cứ lúc nào. Cụ thể như các bệnh về tim mạch, các bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày, ung thư, đau bụng cấp, tiêu chảy cấp hoặc các chấn thương gây ra như gãy xương, hôn mê do tai nạn, ngộ độc thuốc, đuối nước, bỏng…

Empty

Những lưu ý đặc biệt khi sơ cứu bệnh cho người cao tuổi. Nếu vết thương gây chảy máu nhiều thì hãy tìm cách cầm máu

Khi gặp phải tình trạng này điều bạn nên làm đầu tiên đó chính là bình tĩnh đặt người bệnh nằm yên ngay tại chỗ. Nới lỏng thắt lưng và quần áo cho cơ thể, không nên để quá lạnh hoặc là quá nóng. Nếu như người bệnh còn tỉnh táo thì hãy động viên họ an tâm, không sợ hãi, hoảng loạng tinh thần.

Sau đó bạn hãy gọi ngay nhân viên y tế gần nhà nhất để đến nhanh nhất hỗ trợ bạn xử lý sơ cứu kịp thời. Tùy thuộc vào loại bệnh mà bạn tìm cách sơ cứu sao cho phù hợp. Nếu vết thương gây chảy máu nhiều thì hãy tìm cách cầm máu. Nên đo mạch, huyết áp, nhiệt độ để biết được tình trạng người bệnh như thế nào, dùng đèn pin để kiểm tra phản xạ của đồng tử.

Thực hiện hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi nạn nhân không còn thở. Chú ý mọi hoạt động đều với lực vừa phải, dứt khoác để tránh những tổn thương khác cho người cao tuổi.

Tuy nhiên một điều bạn cũng cần phải đặc biệt lưu ý khi sơ cứu cho người cao tuổi đó chính là đừng nên quá vội vàng xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo khi chưa có chỉ định vì như vậy đôi khi sẽ phản tác dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quá hoảng hốt mà đưa người bệnh đi đến cơ sở y tế không đúng cách như cõng, vác chạy đi mà không đợi phương tiện di chuyển. Không nên tự ý cho người bệnh dùng thuốc và cũng không để tập trung quá đông người gây ổn ào và ngột ngạt, khó thở, không khí ô nhiễm.

Cách sơ cứu cho người cao tuổi bị gãy xương đùi và tụt huyết áp

Nếu như gặp trường hợp người cao tuổi bị gãy xương đùi thì việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là đặt người bị nạn nằm thẳng với tư thế thoải mái nhất. Sau đó buộc cố định chân đau vào chân lành ở 3 đoạn cổ chân, đầu gối và đùi. Sau đó mới đặt nhẹ nạn nhân lên cáng và chuyển đến cơ sở y tế. Dùng cáng không nên dùng võng vì dùng võng thì người bệnh nằm không thẳng bạn nhé.

Empty

Những lưu ý đặc biệt khi sơ cứu bệnh cho người cao tuổi. Hãy cho người bệnh sử dụng một ly nước ép cần tây hoặc cà rốt

Còn nếu như khi người cao tuổi bị tăng huyết áp thì bạn hãy để người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Không cho người bệnh nói nhiều vì lúc này không chỉ có thanh quản mà tất cả các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng bởi huyết áp. Hãy cho người bệnh sử dụng một ly nước ép cần tây hoặc cà rốt. Tốt nhất hãy đo ngay huyết áp để có thể biết được tình trạng bệnh sao cho phù hợp.

Chúng tôi vừa chia sẻ với bạn một số lưu ý khi sơ cứu những căn bệnh hay gặp ở tuổi già. Hãy bỏ túi ngay để có thể có thể chăm sóc tốt nhất những người thân yêu xung quanh mình bạn nhé.

comment Bình luận

largeer