Sau phẫu thuật bướu cổ nên ăn gì?
Biểu hiện thường gặp của bệnh bướu cổ
Bướu cổ hay còn được gọi là bệnh sưng tuyến giáp, do cơ thể thiếu i-ốt gây ra. Tuyến giáp là bộ phận hình con bướm ở dưới cổ. Khi bị bướu cổ, tuyến giáp sẽ bị sưng lồi lên trên vùng cổ.

Sau phẫu thuật bướu cổ nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sau phẫu thuật bướu cổ rất quan trọng
Bướu cổ là một trong các bệnh tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần, suy giáp, bệnh basedow hoặc ung thư tuyến giáp.
Người bệnh có thể nhận biết bướu cổ khi sờ tay lên cổ. Nếu cổ bị cứng và bành to ra thì có thể đã bị bướu cổ. Bên cạnh đó là các biểu hiện như: luôn cảm giác cổ họng bị ứ đầy, khó thở hoặc đau cổ họng, hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, sụt cân, người mệt mỏi, trí nhớ kém, cảm thấy lạnh...
Biến chứng thường gặp sau phẫu thuật bướu cổ
Chảy máu khi phẫu thuật
Chảy máu khi phẫu thuật bướu cổ đôi khi rất dữ dội và có thể gây tụt huyết áp trên bàn mổ. Để phòng biến chứng này, người ta thường cầm máu tốt qua từng khâu phẫu thuật, kết hợp với đốt điện với khâu cột cầm máu.
Sau phẫu thuật, nếu bệnh nhân vẫn xuất hiện tình trạng chảy máu thì cần mở vết mổ để cầm máu, đồng thời có các biện pháp cấp cứu phù hợp.
Khàn tiếng, mất tiếng, thay đổi giọng nói
Đây là biến chứng dễ gặp và thường kèm theo khó thở. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cắt phải dây thần kinh quặt ngược trong quá trình mổ. Lúc này, bệnh nhân cần được khám chuyên khoa tai mũi họng. Đôi khi có thể phải mổ để tạo hình lại dây thanh đới.
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị khàn tiếng sau phẫu thuật bướu cổ là do phù nề dây thanh đới. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần điều trị bảo tồn một thời gian, giọng nói của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường và không cần can thiệp phẫu thuật.
Hạ canxi huyết
Nằm ở phía trên tuyến giáp có 4 tuyến cận giáp hay còn gọi là phó giáp. Đây là tuyến có vai trò điều chỉnh canxi huyết duy nhất trong cơ thể.
Trong quá trình phẫu thuật, nếu các tuyến này bị tổn thương hoặc mất đi thì suy cận giáp sau mổ sẽ xảy ra. Lúc này người bệnh có thể rơi vào trạng thai thường xuyên bị hạ canxi huyết với các triệu chứng như: co cứng cơ, tê tay chân, châm chích, tiêu lỏng,...
Suy giáp
Khi tiến hành mổ bướu cổ các bác sĩ không bao giờ cắt hết tuyến giáp mà phải để lại phần nhỏ bằng hạt ngô ở hai bên. Nếu cắt bỏ toàn bộ, bệnh nhân sẽ bị suy giáp vĩnh viễn và phải bổ sung hormon tuyến giáp suốt đời. Tuy nhiên trong một số trường hợp nghi ngờ khối u phát triển thành ung thư, lúc này cần phải loại bỏ toàn bộ phần tuyến giáp.
Tái phát bướu cổ
Đây là biến chứng không phải hiếm gặp, do cơ thể đã trải qua thời kỳ rối loạn nội tiết tuyến giáp, nên nguy cơ bị các đợt tiếp theo sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, phẫu thuật tuyến giáp đa phần là bóc tách nhân, để lại các phần tuyến giáp lành giúp duy trì chức năng tuyến.
Do đso, khi cơ thể thay đổi nội tiết qua các thời kỳ, gặp chấn động tâm lý kéo dài có thể khởi phát bướu cổ trên các phần còn lại của tuyến giáp.
Sau phẫu thuật bướu cổ nên ăn gì?
Bệnh nhân sau phẫu thuật bướu cổ cần có một chế độ ăn khoa học để hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, bột, các loại đậu và các thực phẩm nên có một lượng mỡ phù hợp nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Sau phẫu thuật bướu cổ nên ăn gì? Sâu phẫu thuật, bệnh nhân nên ăn thực phẩm có lượng nhiệt cao, giàu vitamin và protein
- Ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng, vitamin và protein cao như: thịt, trứng, sữa, gan động vật, rau quả tươi, trái cây...
- Sau mổ, bệnh nhân nên ăn thức ăn loãng như sữa, cháo, soup, đồ ăn hầm nhừ, nấu chín kỹ để tránh làm đau vết mổ.
- Nên ăn ít và chia thành nhiều bữa trong ngày.
- Bổ sung lượng muối i-ốt vừa đủ trong bữa ăn, tránh tình trạng dư thừa i-ốt. Một số thức ăn có hàm lượng i-ốt cao là hải sản, sò, ngao, hải đới...
- Không cho người bệnh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá mùi. Nếu bệnh nhân bị táo bón, nên cho uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu vitamin và chất xơ.
Thực phẩm cần kiêng sau phẫu thuật bướu cổ
- Tránh ăn các loại rau như: bông cải xanh, cải ngọt, cải xoăn, củ cải, bắp cải, su hào. Bởi trong những loại rau này có chứa các hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate, chúng sẽ sản sinh ra isothiocyanates khiến tình trạng bướu cổ trầm trọng hơn, và nó ngăn chặn sự hấp thụ iod của tuyến giáp.
- Không ăn các món ăn cứng, dai, nhiều dầu mỡ khó tiêu.
- Không uống rượu bia và các loại đồ uống có cồn cũng như chất kích thích khác.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi lấy lại sức khỏe sau phẫu thuật.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am