Sau sinh ăn rau răm được không?
Công dụng của rau răm
Rau răm hay còn có tên gọi là thủy liễu, là loài thuộc thân thảo mọc dưới nước hoặc ở nơi ẩm ướt. Lá rau răm nhỏ thon nhọn ở đầu. Chúng có mùi thơm rất đặc biệt và được sử dụng phổ biến như một loại gia vị, rau sống chế biến các món ăn.

Sau sinh ăn rau răm được không? Rau răm vừa là gia vị chế biến các món ăn lại có nhiều công dụng chữa bệnh
Theo Đông y, rau răm có vị cay nóng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng. Bở vậy rau răm thường được dùng để ăn sống ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.
Rau răm được dùng phổ biến để chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi còn có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.
Theo lương y Nguyễn Hồng Xiêm, thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên cứu y học hiện đại cũng kết luận: Rau răm có thể cải thiện tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm góp phần kéo dài cuộc truy hoan sung mãn. Ngoài ra, rau răm còn có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.
Bài thuốc chữa bệnh từ rau răm
- Chữa đầy hơi trướng bụng, tiêu hóa kém: Giã nhỏ 1 nắm rau răm rồi vắt lấy nước uống. Còn bã đem xoa vào bụng.
- Cảm cúm: Giã nhỏ nắm rau răm cùng 3 lát gừng rồi vắt lấy nước uống.
- Đau bụng, tiêu chảy do nhiễm lạnh: : Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa rắn cắn: Giã nhỏ nắm rau răm rồi vắt lấy nước uống. Còn bã thì đắp vào nơi vết thương cắn rồi băng lại.
- Nước ăn chân: Giã nhỏ nắm rau răm rồi đắp vào nơi tổn thương ngày 2 lần.
Sau sinh ăn rau răm được không?
Chế độ ăn uống của phụ nữ sau sinh là rất quan trọng. Ngoài việc tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng để lấy lại sức khỏe và đủ sữa cho con bú, phụ nữ sau sinh cũng cần kiêng khem một số thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe cả mẹ và bé.

Phụ nữ sau sinh khi đã hết sản dịch có thể ăn rau răm để tránh đầy bụng
Hệ tiêu hóa của sản phụ thường kém và dễ đầy bụng khó tiêu. Rau răm lại có tính ấm giúp hộ trợ tăng cường tiêu hóa. Do vậy phụ nữ sau sinh ăn rau răm sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được vận động dễ hơn, có thể tránh được cảm giác đầy bụng.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ sau sinh chưa ra hết sản dịch thì không nên ăn rau răm vì chúng có thể gây rong kinh. Đối với người bình thường thì cũng không nên lạm dụng loại rau này bởi nếu ăn nhiều có thể gây bốc hỏa. Cũng chính lý do này mà những người có máu nóng, nóng trong, phụ nữ kinh nguyệt không nên sử dụng rau răm. Do rau răm có thể làm giảm ham muốn quan hệ vợ chồng nên khi sử dụng cần phải lưu ý.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm