Tác hại của măng tây
1. Tác hại của măng tây
Măng tây là loại rau cao cấp, thân thảo dạng cây bụi, lá kim. Măng tây cho thu hoạch khi trồng được từ 4 – 8 năm. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, măng tây có chứa dinh dưỡng, chất xơ và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác. Ăn măng tây giúp chống ung thư, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm cân, làm đẹp da…
Mặc dù trong măng tây có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nếu người tiêu dùng ăn măng tây quá nhiều có thể gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm. Cụ thể:
- Ăn nhiều măng tây gây khô miệng
Rất nhiều nghiên cứu y học chỉ ra, ăn măng tây có tác dụng lợi tiểu, tốt cho hệ tiếu niệu. Tuy nhiên, nếu tiểu quá nhiều có thể gây nên tịnh trạng mất nước. Khi nước trong cơ thể bị đào thải ra ngoài nhanh chóng dẫn đến tình trạng khô miệng. Ngoài ra còn khiến da khô, môi khô.
- Cơ ruột có thể gặp nhiều vấn đề không tốt
Măng tây xanh là thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu trong 100g măng tây xanh có chứa khoảng 2,1% chất xơ, tương đương với 8% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
Tuy nhiên, khi cơ thể dung nạp quá nhiều chất xơ có thể gây phản tác dụng. Chất xơ có nhược điểm là dễ loại bỏ độ ẩm nên thường gây nên tình trạng khó đi ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động của ruột non. Nghiêm trọng hơn gây ra tình trạng đau bụng, táo bón.
Tác hại của măng tây xuất hiện khi người tiêu dùng ăn quá nhiều măng trong một thời gian dài
- Dễ gây mùi hôi
Đây là tác dụng phụ thường gặp khi ăn quá nhiều măng tây. Bởi trong măng tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa mà thực chất chính là lưu huỳnh mỏ. Điều đáng nói là lưu huỳnh có mùi đặc trưng và có thể gây ra hiện tượng mùi hôi nào đó trên cơ thể. Mùi hôi này có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày.
- Dị ứng
Với những người có cơ địa nhạy cảm thì không nên ăn măng tây. Bởi măng tây có thể gây ra hiện tượng dị ứng với các triệu chứng: ngứa cổ họng, ho khan, phát ban, nổi mụn, khó thở, buồn nôn, choáng váng, chóng mặt, đau đầu, đầy hơi. Nghiêm trọng hơn là gây nên tình trạng viêm mắt, viêm kết mạc, ngứa và nổi mẩn đỏ vùng mắt.
- Dễ gây xì hơi
Theo nghiên cứu, trong măng tây chứa nhiều carbohydrate và chất xơ. Khi dung nạp quá nhiều măng tây có thể gây ra khí trong quá trình tiêu hóa. Trung bình mỗi người, người đó sẽ xì hơi khoảng 14 lần.
- Làm giảm cân đột ngột
Tác dụng phụ không tốt nữa của măng tây nếu ăn quá nhiều là sẽ dẫn đến tình trạng giảm cân đột ngột. Bởi một số chất trong măng tây rất lợi tiểu. Khi đi tiểu quá nhiều có thể dẫn đến mất nước, sụt cân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Những đối tượng không nên ăn măng tây
- Măng tây gây hại cho người đang uống thuốc ngừa cao huyết áp
Măng tây tuy có tác dụng tốt trong việc điều chỉnh huyết áp của cơ thể nhưng lại không hề tốt cho người đang sử dụng thuốc ngừa cao huyết áp. Bởi một số thành phần trong măng tây gây ra phản ứng với thuốc khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hiểm cho cơ thể.
- Người bị bệnh gút không được ăn măng tây
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị, bệnh nhân mắc bệnh gút nên có chế độ ăn hợp lý. Chỉ nên ăn các thực phẩm có tác dụng hạ axit uric hạ axit uric huyết bằng hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể.
Măng tây là loại thực phẩm tuyệt đối không nên sử dụng cho người bị bệnh gút. Bởi măng tây nằm trong nhóm có nhân purin cao nhất (trên 150mg/100g thực phẩm) nên cần tránh cho người bị gút vì chúng có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng.
Tác hại của măng tây. Người bệnh gút ăn măng tây có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn
- Măng tây không tốt cho người bị phù nề
Những người bị phù nề do chứng suy tim, suy thận thì tuyệt đối không được ăn măng tây. Các nghiên cứu chỉ ra, loại rau này khiến tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng hơn
- Gây nguy hiểm cho thai nhi và phụ nữ đang cho con bú
Mặc dù có tác dụng phòng chống dị tật bẩm sinh ở thai nhi nhưng nếu bà bầu ăn quá nhiều thì có thể ảnh hưởng đến tổng hợp nội tiết tố nữ. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc sinh nở của bà bầu, gây ra tình trạng thừa chất ở thai nhi. Măng tây còn không tốt cho phụ nữ đang cho con bú vì ăn quá nhiều gây bệnh về đường tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo an toàn người tiêu dùng chỉ nên ăn măng tây với hàm lượng vừa phải. Không nên ăn măng tây liên tục từ ngày này sang ngày khác. Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1 – 2 lần măng tây.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm