Có bầu ăn măng tây được không

Măng tây nằm trong top 9 siêu thực phẩm dành cho bà bầu bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng phòng chống ung thư, tốt cho hệ tiêu hóa. Đối với thai nhi, chất folate giúp phòng chống dị tật ống thần kinh hiệu quả.
08/05/2018 11:07

1. Giá trị dinh dưỡng của măng tây

Măng tây là loài thực vật thuộc Họ măng tây có nguồn gốc từ châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Ngày nay, với giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, măng tây được trồng đại trà ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.  Người Việt thường dùng măng tây để nấu súp măng cua hoặc để xào kèm với các loại thịt.

Hiện nay, có 3 loại măng tây:

- Măng tây xanh: loại này có màu xanh là do được trồng trong môi trường đủ ánh sáng, hấp thụ ánh nắng mặt trời hình thành diệp lục. Măng tây xanh có chứa nhiều chất xơ hơn măng trắng.

- Măng tây trắng thường mềm hơn măng tây xanh và có mùi vị nhẹ hơn.

- Măng tây tím: so với hai loại măng tây trên thì măng tím có hàm lượng chất xơ cao hơn hai loại trên, mềm hơn và có thể sử dụng được toàn bộ đọt từ gốc lên đến ngọn. Măng tây tím còn ngọt hơn cả măng tây xanh và măng tây trắng.

Tuy nhiên, măng tây xanh vẫn là loại thực phẩm hội tụ nhiều loại chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhất. Người ta mệnh danh măng tây xanh là “hoàng đế dinh dưỡng” của các loại rau củ quả.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tây tím có chứa nhiều  giàu protein, kali, vitamin A, C, canxi, magiê và chất xơ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là tăng cường hệ miễn dịch. Mặt khác, măng tây tím còn chứa kích thích tố nữ, giúp cân bằng lượng estrogen trong cơ thể, ngăn ngừa loãng xương, giảm bệnh về tim mạch…

Empty

Có bầu ăn măng tây được không? Măng tây xanh có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất

Măng tây xanh ngoài chứa chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid, các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: kali, magnê, canxi, sắt, kẽm…

Cụ thể, trong 100g măng tây xanh có chứa (tươi) có chứa: 2,2% đạm, 3,9% cacbohydrate, 2,1% xơ, 0,6% tro, 0,1% béo và các khoáng chất (canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm… chiếm 35%). Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin C, E, K, thiamine (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3), axit pantothenic (vitamin B5), pyridoxine (vitamin B6), folate (vitamin B9), …

Đặc biệt, trong đọt măng tây có vị ngọt đặc trưng, có thể dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như salad măng tây, măng tây xào thịt bò, tôm, gà hay các món nướng, món súp, món hầm…

Các nhà khoa học đã chiết xuất ra được khoảng 141 hợp chất hóa học quý hiếm từ cây măng tây. Trong đó có tới 31 chất trực tiếp tác dụng phòng chống và điều trị bệnh ung thư.

Theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, măng tây chứa lượng glutathione cao nhất trong số các thực phẩm được thử nghiệm. Chúng góp phần không nhỏ trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh ung thư.

Trong măng tây còn chứa hàm lượng cao chất xơ có tác dụng tốt trong việc phòng chống cách bệnh lý về đường tiêu hóa. Chất asparagine trong măng tây giúp lợi tiểu, phòng suy gan, tiểu đường, ung thư, đau bàng quang.

Ngoài ra, măng tây còn được xem là thực phẩm vàng trong việc phòng chống lão hóa da, chống béo phì, làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, điều trị bệnh gút và làm tăng khả năng tình dục ở cả nam giới và nữa giới.

2. Có bầu ăn măng tây được không?

Hoàng đế rau hay rau mùa xuân là những cái tên thân thương mà người Đức dành riêng để gọi măng tây. Người Đức có thể biến măng tây thành nhiều món ăn bổ dưỡng như: măng tây cuốn thịt, măng tây nấu sốt cá, măng tây luộc chấm tỏi, măng tây áp trứng. 

Người Đức hay người dân nhiều quốc gia châu Âu, châu Á… khác đều khẳng định: măng tây là thực phẩm vàng dành cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên ăn măng tây vì nó giúp bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.

Theo đó, trong măng tây có chứa nhiều chất xơ, đạm, glucid, các loại vitamin A, K, C, B6, B2, B1 acid folid, chất khoáng cần thiết cho cơ thể bà bầu. Hàm lượng axit folic cao giúp thai nhi phát triển hệ thống thần kinh tốt, chống lại dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống từ trong bụng mẹ.

Đối với mẹ bầu, thành phần axit follate trong măng tây còn giúp cơ thể kháng viêm, cải thiện tuần hoàn máu. Măng tây giúp gia cố các mạch và mao mạch giúp chống nổi mạch máu ở chân trong những tháng cuối mang thai.

Empty

Có bầu ăn măng tây được không? Măng tây xanh xào tôm nõn là món ăn bổ dưỡng dành cho bà bầu

Trong măng tây xanh chứa hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa bà bầu. Đồng thời giúp phòng tránh bệnh táo bón và giúp thai nhi hấp thụ dinh dưỡng từ ruột non của mẹ tốt hơn. Mặt khác, vi chất này cũng giúp thai nhi có đôi mắt sáng khỏe, phòn chống bệnh đục thủy tinh thể.

Trong măng tây còn có chứa nhiều vitamin C, viatmin A. Đây là hai chất kháng oxy hàng đầu có tác dụng bảo vệ da, chống lại tình trạng sạm da, vết nhăn hoặc sự xâm lấn từ những tế bào gốc tự do. Vitamin C còn giúp bà bầu tổng hợp collagen nhằm chống lại tình trạng lão hóa da hiệu quả.

Hàm lượng viatmin K dồi dào trong măng tây còn giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn. Đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương, phòng chống loãng xương trong thời kỳ dưỡng thai.

Thêm nữa, chất glutathione – chất chống oxy có khả năng phòng ngừa và điều trị ung thư hiệu quả. Vậy nên, nếu mẹ bầu chăm ăn măng tây khi mang thai sẽ hạn chế được một số bệnh ung thư, phòng chống bệnh tiểu đường, bệnh gút…

Tuy nhiên, để tốt cho bà bầu thì nên chọn loại măng tây tươi, cọng nhỏ, ngắn. Trước khi chế biến nên rửa thật kỹ, sạch. Nên chẻ măng để nấu cho thấm đều gia  vị. Bà bầu nên ăn măng xào xào thịt bò, súp măng…vì đây là những món ăn an toàn và bổ dưỡng.

comment Bình luận

largeer