Tắc sữa nên chườm nóng hay lạnh?

Tắc sữa là hiện tượng phổ biến ở bà bầu sinh con lần đầu.Tắc sữa khiến bầu sữa cương cứng, đau nhức kèm theo sốt vừa và sốt cao. Khi bị tắc sữa thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm “tắc tia sữa nên chườm nóng hay chườm lạnh”?
04/05/2018 09:36

1. Tắc sữa có nguy hiểm không?

Sữa người được tạo ra bởi nang sữa theo ống dẫn đổ về xoang chứa sữa nằm ở phía sau quầng vú. Sữa được phun ra dưới tác động của động tác bú mút từ trẻ.

Tuy nhiên, ở một số bà bầu xuất hiện tình trạng tắc tia sữa. Theo đó, vì một lý do nà đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại, sữa không thể thoát ta ngoài được. Phạm vi sữa bị tắc lâu ngày sẽ vón thành hòn, cục do hiện tượng sữa đông kết.

Theo các chuyên gia, trong thời gian tắc tia sữa thì sữa vẫn được tạo ra bình thường. Sữa tạo càng nhiều thì càng khiến bầu sữa bị căng cứng nhanh. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lý. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng áp xe vú rất nguy hiểm.

Thực tế ghi nhận, tắc sữa là một vấn đề rất nghiêm trọng, bởi nó có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Tác sữa từ trên 5 ngày thì các triệu chứng đau nhức, sưng, sốt sẽ diễn biế phức tạp hơn. Ban đầu, các mẹ có thể phải đối mặt với một số biến chứng như: viêm tuyến vú, áp xe vú, viêm xơ tuyến mãn tính, viêm mô kết và hoại tử vú. Cụ thể:

- Viêm tuyến vú là tình trạng vú bị sưng, mưng mủ và đau nhức dữa dội.

Empty

Tắc sữa nên chườm nóng hay lạnh? Áp xe là hiện tượng dễ gặp khi bị tắc sữa

- Áp xe vú là giai đoạn của viêm tuyến vú. Để cứu chữa ác mẹ buộc phải tiến hành chích hút mủ để khắc phục.

- Viêm xơ tuyến vú mãn tính xuất hiện do sử dụng kháng sinh kéo dài ở giai đoạn áp xe hoặc tiêm trực tiếp kháng sinh vào tuyến vú. Lúc này các khối u sẽ xuất hiện trong bầu ngực.

- Viêm mô kết là hiện tượng người bệnh bị nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân do dịch tiết lẫn mủ của tuyến vú nằm lẫn vào các lớp da.

- Hoại tử tuyến vú: đây là biến chứng rất nguy hiểm. Lúc này tuyến vú màu vàng nhạt, nhiễm độc nặng, suy nhược cơ thể, tụt huyết áp.

Một số tin đồn cho rằng, tắc sữa ở mẹ sau sinh có thể hình thành ung thư vú. Tuy nhiên, đây là tin đồn không có căn cứ và tắc sữa không phải là nguyên nhân gây ung thư vú.

Ung thư vú là căn bệnh xuất phát từ  nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó bao gồm tuổi tác, tiền sử bệnh của bản thân, gia đình hay chế độ ăn uống rèn luyện của thân thể.

Tuy nhiên, tắc tia sữa cần phải điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và nguồn sữa cung cấp cho thai nhi.

2. Tắc sữa nên chườm nóng hay lạnh?

Theo nghiên cứu của đông y, núm vú thuộc kinh quyết âm. Khi khí ở trong huyết âm không thông, sữa sẽ không ra được gây tắc tia sữa. Vậy nên, nếu mẹ cho trẻ bú không đúng cách, ăn uống không đầy đủ hoặc do một nguyên nhân nào đó thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.

Như vậy, tắc tia sữa xuất phát từ bên trong mà ra, không phải tác động bên ngoài nên phương án điều trị cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Nhiều bà mẹ thắc mắc, không biết lúc mới bị tắc tia sữa thì nên chườm nóng hay chườm lạnh để tan tắc tia?

Các bác sĩ phụ sản nhận định, nếu không may mẹ bị cương tắc sữa dẫn đến tình trạng tắc tia sữa thì mẹ nên chườm nóng. Tuyệt đối không được chườm lạnh. Chườm nóng giúp tan nhanh những hạt mỡ li ti đọng trong tia sữa. Mẹ cần chườm nóng liên tục và cho con bú ngay.

Như đã chia sẻ, khi mẹ bị tắc tia sữa tuyệt đối không được chườm lạnh. Nếu mẹ cố tình chườm lạnh sẽ càng khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chườm mặc dù có thể giảm cảm giác đau nhức ở hai bầu sữa nhưng lại làm các chất béo trong sữa bị đông đặc, khó tan ra. Từ đó khiến tình trạng tắc nghẽn càng trở nên nghiêm trọng.

Empty

Khi bị tắc sữa các mẹ chỉ nên chườm nóng

Mẹ cần phải làm gì để phòng tắc tia sữa:

- Để phòng tránh tình trạng tắc sữa sau sinh thì trước khi cho trẻ bú cần làm sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của vú. Trước khi cho con bú cần dùng khăn làm sạch, nhúng nước ấm để lau đầu ti và nên gột vài giọt sữa đầu tiên đi để không làm tổn thương dạ dày trẻ khi bú.

- Nếu trẻ bú hết sữa, mẹ nên vắt hết phần sữa thừa ra, tránh để sữa nhiều trong bầu sữa dẫn đến tình trạng cương cứng khó giải quyết. Sau khi trẻ bú xong mẹ cũng cần lau sạch bầu sữa để đảm bảo vệ sinh.

- Nếu thấy xuất hiện tình trạng tia sữa bị tắc thì mẹ nên thường xuyên massage vú nhẹ nhành để cho mềm, tránh sữa vón cục. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng tắc tia sữa.

- Nếu tắc sữa để lâu và gây đau nhức liên tục thì nên tìm đến các bác sĩ để đưa ra các phương án điều trị hợp lý.

comment Bình luận

largeer