Tại sao bị say cà phê?

Khi uống một lượng cà phê vượt quá quy định, cơ thể con người sẽ rơi vào trạng thái “say cà phê”. Nguyên nhân chính gây say cà phê là do lượng cafein hấp thụ vào cơ thể quá nhiều dẫn đến căng thẳng thần kinh, ù tai, thiếu tự chủ…
22/04/2018 10:40

Cà phê là gì?

Cà phê là loại thức uống được chế biến từ nguyên liệu 100% hạt cà phê. Các giống cà phê bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Phi và vùng  Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên Ấn Độ Dương. Có hai giống cà phê chính là cà phê chè và cà phê vối.

Ngày nay, cà phê được trồng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cà phê được trồng lấy quả, sau khi chín quả cà phê được hái, chế biến phơi hoặc sấy khô.

Hạt cà phê sẽ được rang trong điều kiện nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Hạt cà phê đã rang sẽ được đem đi xay và ủ nước sôi để tạo thành một dạng thức uống. Ngoài ra, hạt cà phê còn có thể dược tẩm rượu, bơ và ủ trong môi trường nhất định để tạo nên phong vị đậm đà riêng biệt.

Theo nghiên cứu, cà phê là một phức hợp được tạo bởi nhiều thành phần hóa học có đặc điểm rất riêng biệt như: caffeine, nhóm antioxidant, nhóm diterpene,…. Sự góp mặt của các thành phần hóa học này chính là lý do khiến hương bị và dưỡng chất trong hạt cà phê vô cùng dồi dào và phong phú.

Empty

Tại sao bị say cà phê? Cà phê là loại đồ uống được ưa chuộng nhất trên thế giới

Theo các nhà nghiên cứu, trong cà phê có chứa nhiều caffeine. Đây là thành phần có tác dụng mạnh nhất trong các sản phẩm cà phê dù nó chỉ chiếm từ 1 – 5% thành phần của hạt cà phê. Ngoài ra, caffeine còn tìm thấy trong khoảng 60 loài thực vật khác nhau nữa.

Trung bình, ột cốc cà phê có thể chứa từ 80 – 100mg caffeine. Caffeine trong cà phê có tác dụng giúp kích thích sự tỉnh táo nhưng mặt trái của nó là khiến người uống mất ngủ.

Trong cà phê còn chứa Trigonelline – là thành phần hóa học quan trọng trong cà phê nhưng ít khi được nhắc đến. Trong cà phê Arabica chứa khoảng 1% và trong cà phê Robusta chứa khoảng 0.7%. Chất này có nhiệm vụ tạo hương vị trong quá trình rang xay cà phê.

Người ta còn tìm thấy trong cà phê có chứa khoảng 10 – 13% protein. Mặc dù hàm lượng protein cà phê khác nhau trong mỗi htaj nhưng những hàm lượng này đều được kiểm soát bởi 3 yếu tố: độ trưởng thành của hạt, loại hạt, điều kiện bảo quản.

Ngoài ra, trong cà phê còn chứa rất nhiều thành phần hóa học khác nữa. Tuy nhiên, theo nghiên cứu giá trị dinh dưỡng trong cà phê được cụ tể hóa như sau:

- 1 ly cà phê đen thường không chứa chất béo, carbohydrate hoặc protein, vì thế 1 ly cà phê đen chỉ cung cấp 1-2 kcal.

- Cà phê chứa nhiều vi khoáng và vitamin, đặc biệt là Kali, Magie và Acid Nicotinic.

- Nếu thêm sữa, đường hoặc các chất ngọt khác vào cà phê thì hàm lượng giá trị dinh dưỡng sẽ thay đổi.

Tại sao bị say cà phê?

Cà phê là loại đồ uống khoái khẩu của hàng triệu người trên thế giới. Cà phê không chỉ ngon mà còn giúp nhiều người trở nên tỉnh táo để bắt đầu một ngày làm việc có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, các tín đồ của cà phê chắc chắn đã từng trải qua cảm giác choáng váng, tim đập nhanh, bồn chồn chỉ sau vài phút uống cà phê. Và nhiều người không biết tại sao lại như vậy

Điều đó hết sức dễ lý giải, nếu bạn xuất hiện tình trạng tim đạp nhanh, bồn chồn… sau khi uống cà phê thì có nghĩa là bạn đang say cà phê. Tình trạng say cà phê thường xảy ra nhất là khi chúng ta uống cà phê lúc đối.

Khi bị say cà phê thường có các triệu chứng sau: cả thất chóng váng, nôn nao, người và mặt nóng lên, tim đập nhanh hơn bình thời. Đồng thời, lúc này cử chỉ, hành động cũng trở nên chậm chạp hơn.

Một số người từng bị say cà phê nói rằng: cảm giác say cà phê còn kinh khủng hơn cả say rượu. Cà phê làm cho người say có cảm giác lâng lâng đến tấn ngày hôm sau. Nếu không có cách chữa say cà phê kịp thời có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.Vậy tại sao con người bị say cà phê?

Như đã chia sẻ, trong cà phê có chứa hàm lượng nhỏ caffeine nhưng chất này là nguyên nhân chính gây nên tình trạng say cà phê cho người uống. Khoa học đã chứng minh, caffeine làm cho tuyến thượng thận giải phóng epinephrine (adrenaline) và norepinephrine (noradrenaline). Đây là những hormoen kích thích hoạt động của tế bào, đánh tan các cơn buồn ngủ và mệt mỏi.

Empty

Chất caffeine trong cà phê chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "say cà phê" ở nhiều người

Nhờ có chất caffeine mà các phản ứng trong cơ thể có sự tăng tốc, sự tập trung cao độ hơn. Mặt khác, các nghiên cứu cũng chỉ ra, caffein cũng giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, lợi tiểu và có khả năng tăng cường các phản ứng loại bỏ cơn đau bên trong cơ thể.

Như vậy, nếu xét ở trên bề nổi thì chất caffeine trong cà phê mang đến rất nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nó chỉ thực sự tốt khi được uống đúng cách, uống với hàm lượng vừa đủ. Xét về sâu xa, caffeine nếu dùng không đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm mà đầu tiên đó là tình trạng say cà phê.

Uống cà phê đậm đặc vào lúc đói sẽ dẫn đến tình trạng say cà phê. Lượng caffeine quá nhiều khiến cho tuyến thượng thận tăng suất nội tiết, kích thích tim đập nhanh, mạnh hơn, huyết áp vì thế mà tăng cao hơn, dẫn đến các triệu chứng căng thẳng thần kinh. Đồng thời, người say cà phê có cảm giác đứng ngồi không yên, ù tai, bồ chồn lo lắng, tay chân run rẩy, thiếu tự chủ.

Mặt khác, caffeine trong cà phê còn tác động kích thích làm tăng tiết axit dịch vị, lúc bụng đói sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày khiến người uống bị sau hoặc tạo cảm giác cồn cào ruột gan.

Say cà phê là hiện tượng thường gặp ở nhiều người Việt Nam. Say cà phê sẽ không trở nên quá nguy hiểm nếu người uống biết cách chữa trị. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bị say cà phê thì nên uống nhiều nước lọc.

Bởi chất caffein ngấm vào máu rất nhanh nhưng lại dễ bị hòa tan trong nước và bài tiết qua nước tiểu. Vậy nên, uống nhiều nước có tác dụng pha loãng cũng như bài biết chất độc này một cách nhanh chóng hơn.

comment Bình luận

largeer