Thalassemia - Bệnh tan máu bẩm sinh
1. Sự ân hận muộn màng
Chị Nguyễn Thị Quý (1985, Bắc Giang) có hai con Tô Minh Nguyễn (2010) và Tô Thị Thanh Hương (2008) cùng mắc bệnh Tan máu bẩm sinh đang điều trị tại Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Cứ nghĩ "bố mẹ khỏe, con sinh ra sẽ khỏe", không ngờ cả hai đứa con của anh chị đều mắc bệnh tan máu bẩm sinh, giờ phải lấy bệnh viện là nhà.
Gần 10 năm trước, hai vợ chồng anh Thụ, chị Quý rất vui mừng khi lần lượt chào đón hai đứa con ra đời. Từ khi mang bầu đến khi sinh con, gia đình nghèo nên anh chị không có ý định đi khám hay xét nghiệm với suy nghĩ đơn giản: "Bố mẹ khỏe mạnh, con sinh ra cũng sẽ khỏe".
Năm 2012, cháu Nguyễn có những dấu hiệu bất thường, da nhợt nhạt, chán ăn, bụng to, mắt vàng. Hai vợ chồng cho cháu đi khám, được bác sĩ chẩn đoán là cháu mắc bệnh Tan máu bẩm sinh, một bệnh phải điều trị suốt đời, di truyền từ cả bố và mẹ. Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó, một thời gian sau, cháu Hương cũng được chẩn đoán mắc căn bệnh giống em trai. Chị Quý tưởng như chết đứng, cả gia đình cảm thấy bầu trời như sụp đổ, không có thêm hi vọng gì nữa.
Từ đó, tháng nào vợ chồng chị Quý cũng đưa 2 con đến Viện truyền máu, thải sắt. Gia đình đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn. Giá như vợ chồng anh chị biết về bệnh sớm hơn, đi làm xét nghiệm trước khi kết hôn hoặc chẩn đoán trước sinh thì có lẽ các con của anh chị sẽ không chịu nhiều thiệt thòi như vậy.
2. Hi vọng mới
Anh chị được các bác sĩ tại Trung tâm Thalassemiatư vấn về bệnh và biết nhiều trường hợp bố mẹ mang gen bệnh nhưng vẫn sinh con khỏe mạnh nhờ sàng lọc và chẩn đoán trước sinh.
Hi vọng của hai vợ chồng một lần nữa được nhóm lên.Với mong muốn có một đứa con khỏe mạnh,năm 2015, vợ chồng quyết định mang thai cháu thứ 3. Lần này, rất cẩn thận anh chị đến nhờ bác sĩ tư vấn, chọc ối và làm tất cả các xét nghiệm theo chỉ định.
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, chị Quý lo lắng từng giờ, nhiều đêm mất ngủ. Rồi cuối cùng may mắn đã mỉm cười với vợ chồng anh chị, em bé trong bụng không bị bệnh. Chị Quý xúc động chia sẻ lại cảm xúc vui mừng lúc ấy: "Tôi không dám nghĩ là gia đình có cơ hội sinh được một cháu bé khỏe mạnh. Lúc đó, tôi cũng khóc, nhưng không giống những lần trước, đây là những giọt nước mắt của hạnh phúc". Năm 2016, cháu Tô Thị Khánh Linh ra đời, chỉ mang gen bệnh.
Việt Nam có tới 12 triệu người mang gen Thalassemia, chiếm một tỷ lệ rất lớn dân số cả nước. Đây là một căn bệnh khó chữa, nhưng lại dễ phòng ngừa. Mỗi năm, Trung tâm Thalassemia tư vấn, chỉ định cho khoảng 300 cặp vợ chồng sàng lọc, chẩn đoán trước sinh Thalassemia, từ đó đã có hàng trăm em bé khỏe mạnh được sinh ra.
Thalassemia là bệnh máu di truyền có ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, người bị bệnh Thalassemia thường chậm phát triển thể chất, có nhiều biến chứng do tình trạng thiếu máu và quá tải sắt gây ra. Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời.
Ngày 8/5 hàng năm được Liên đoàn Thalassemia thế giới chọn làm Ngày Thalassemia thế giới. Từ ngày 6 - 8/5/2018, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới như: Hội thảo dành cho bệnh nhân, người mang gen bệnh và từ thiện, biểu diễn nghệ thuật phục vụ người bệnh; Hội nghị chuyên đề và mít tinh nhân ngày Thalassemia thế giới; Hội thảo "Thalassemia- Nguy cơ của chất lượng dân số Việt Nam".
Đây là cơ hội nhằm kêu gọi sự quan tâm hơn nữa từ cộng đồng tới căn bệnh Tan máu bẩm sinh, góp phần nâng cao nhận thức, phòng tránh bệnh.
Quỳnh Anh
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm