Thành phần trong nước tiểu gồm những gì?
1. Thành phần trong nước tiểu gồm những gì?
Hệ tiết niệu của con người bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hệ thống này sinh ra nước tiểu qua quá trình lọc, tái hấp thu và tiết qua ống. Thận của con người có chức năng tác các chất thải hòa tan từ máu cũng như lượng nước, đường dư thừa và nhiều hợp chất khác. Nước tiểu thông qua niệu quản, bàng quang và niệu đạo để đi ra ngoài cơ thể.
Nước tiểu là chất lỏng được lọc bởi thận và bài tiết ra ngoài cơ thể thông qua niệu đạo. Hầu hết động vật có hệ bài tiết để thải các chất độc hòa tan ra ngoài cơ thể. Nước tiểu có màu vàng nhạt, tỉ trọng nước tiểu của người 1,010 – 1,025; ngựa 1.040; bò 1,030. Độ pH của nước tiểu người và đa số thú là 5 – 6, trừ các loài nhai lại.
Lượng nước tiểu trong ngày sẽ thay đổi theo loài. Ví dụ, ở người là 1 – 2 lít/ngày; ở ngựa 2 – 5 lít/ngày; ở lợn 2 – 4 lít/ngày. Nước tiểu thường tiết ra ít hơn vào ban đêm. Theo các chuyên gia, lượng nước tiểu có thể có thay đổi lớn phụ thuộc vào thành phần thức ăn và lượng nước uống uống được dung nạp vào cơ thể trong 1 ngày.
Nước tiểu được tạo ra liên tục và đổ hết vào bể thận. Nhờ nhu động của hai niệu quả mà nước tiểu được dồn xuống, tích tụ lại ở bàng quang. Bàng quang 1 người trưởng thành có thể chứa được khoảng 500ml nước tiểu. Nhưng khi lượng nước tiểu đạt khoảng 200ml thì người đó sẽ có cảm giác buồn tiểu.
Thành phần trong nước tiểu gồm những gì? Một số thành phần chính trong nước tiểu của con người
Thành phần nước tiểu chủ yếu là H2) chiếm khoảng 93 – 95%; vật chất khô khoảng 5%. Song các thành phần hóa học trong nước tiểu được phân tích như sau:
- Chất vô cơ
Trong nước tiểu có chứa nhiều: Na+, Cl-, Ca+2, NH4+, Mg+2, PO4-3, SO4-2... Tuy nhiên, nồng độ các chất vô cơ liên tục. Vậy nên, xét nghiệm các chất này trong nước tiểu ít có giá trị lâm sàng.
- Các chất hữu cơ trong nước tiểu
- Ure: thành phần này có nhiều nhất trong nước tiểu (20 – 30g/24h). Ure được thận bài tiết; việc cân bằng lượng đạm trong cơ thể người để tránh mắc bệnh gút. Tuy nhiên, sự bài tiết ure nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chế độ ăn nhiều hay ít đạm của mỗi người.
- Crreatinin: chất này cũng được bài tiết và chuyển vào trong nước tiểu để tống ra ngoài cơ thể. Sự bài xuất creatinin trung bình ở người trưởng thành: nam giới khoảng 20 - 25mg/kg thân trọng, nữ giới 15 - 20mg/Kg thân trọng.
- Axit uric: chất này cũng được cơ thể bài tiết và vận chuyển vào trong nước tiểu để cùng nước tiểu đi ra ngoài cơ thể. Cũng giống như ure, axit uric được bài tiết ra ngoài cơ thể nhiều hay ít tùy thuộc vào chế độ ăn mỗi người. Song axit uric được bài tiết nhiều người đó ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đạm. Trong trường hợp bệnh lý về thận, rối loạn chuyển hoá nucleoprotein ở tế bào như bệnh bạch cầu cũng là tăng acid uric trong nước tiểu.
- Axit amin: các nghiên cứu chỉ ra, trong nước tiểu còn có chứa nhiều axit amin có trong protein, mỗi loại a cid amin chiếm khoảng 20 - 30mg/24h.
- Ngoài ra, trong nước tiểu còn có chứa hormon, vitamin, enzym như enzym amylase, vitamin B1, PP, C; các hormon sinh dục nam, nữ, hormon vỏ thượng thận.
2. Tác dụng của nước tiểu trong việc phát hiện bệnh lý
Trong hoạt động sống của con người, nước tiểu được bài tiết ra ngoài nhằm loại bỏ chất lỏng có chứa nhiều thành phần hóa học độc hại. Bài tiết nước tiểu là việc làm hàng ngày, hàng giờ của cơ thể. Tuy nhiên, trong y học nước tiểu được dùng để xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lý.
Được biết, có hơn 100 thông số khác nhau có thể được tìm thấy thông qua xét nghiệm nước tiểu. Một xét nghiệm nước tiểu thường quy sẽ bao gồm rất nhiều thông số khác nhau, bao gồm:
- Màu sắc nước tiểu: rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu như chế độ ăn, thuốc hoặc bệnh tật.
- Độ trong: nếu nước tiểu trong tức là bạn có một sức khỏe bình thường. Song nếu nước tiểu có màu vàng sẫm, đục thì có thể nó đang chứa nhiều vi trùng, máu, tinh dịch, tinh thể hoặc mủ…
- Mùi nước tiểu: nước tiểu ở người khỏe mạnh sẽ không nặng mùi và hơi nồng. Song nước tiểu ở những người có bệnh lý thường có mùi lạ, rất khó chịu.
Thành phần trong nước tiểu gồm những gì? pH là một thông số quan trọng khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu
- Trọng lượng riêng: thông số này dùng để kiểm tra trọng lượng các chất trong nước tiểu. Từ đó giúp phát hiện ra một số bệnh lý liên quan đến các cơ quan nội tạng.
- Độ pH trong nước tiểu: được dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính acid hay bazo. Nếu pH=4 thì nước tiểu có tính acid; nếu pH=7 thì nước tiểu là trung tính; nếu pH=9 thì nước tiểu có tính bazo mạnh.
- Protein: nó không có thường xuyên trong nước tiểu. Chất này thường xuất hiện ở phụ nữ có thai, người mắc bệnh thận, sốt, người luyện tập nặng.
- Glucose: glucose là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose.
- Nitrites: Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Vậy nên, nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu.
- Bạch cầu ester hóa (WBC esterase): cho biết sự hiện diện của bạch cầu bên trong nước tiểu, có thể đông nghĩa với có sự hiện hiện của một nhiễm trùng đường niệu.
- Ketone: Khi chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra một chất mới là ketone (hoặc thể ketone). Chất này đi vào trong nước tiểu.
- Ngoài ra, nếu phân tích nước tiểu dưới kính hiển vi còn có thể thấy được tế bào hồng cầu và bạch cầu trong nước tiểu để từ đó phát hiện một số bệnh lý về máu hoặc thận.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm