Thời gian ủ bệnh sán chó ở người bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sán chó ở người bao lâu? Mầm bệnh sán chó ủ bệnh trong cơ thể người từ 1 – 10 năm nên thường rất ít người phát hiện ra sớm. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh thường biểu hiện ở ngoài da.
09/03/2018 12:01

Thời gian ủ bệnh sán chó ở người bao lâu?

Theo Wiki, bệnh sán chó ở người còn có tên khác là bệnh nang sán chó, bệnh kén sán chó hay bệnh sán dây chó. Đây là loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus. Sán chó ký sinh ở loài chó song cũng có thể sống ở loài mèo.

Sán chó có tên khoa học là Toxocara canis, hình tròn, dài giống như giun đũa ở người. Sán chó có thể lây nhiễm sang cơ thể của cả người lớn và trẻ nhỏ thông qua việc gần gũi, thân mật với chó.  Sán chó thường năm trong hệ tiêu hóa của chó hoặc mèo. Mỗi khi có thải phân ra ngoài thường mang theo trứng sán và những đốt sán.

Sán chó sẽ để trứng, trứng sán chó sẽ theo phân ra ngoài môi trường và sau 1 – 2 tuần lế sẽ phôi hóa. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu vô tình nuốt phải trứng sán chó. Khi lây lan sang người, bệnh sán chó xuất hiện dưới 2 thể chính là: nang nước sán chó và nang sán chó tổ ong.

Sau khi đi vào cơ thể, ấu trùng trong trứng sán chó sẽ được phóng thích đến nhiều cơ quan khác nhau, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây các ấu trùng sán chó sẽ làm tổn thương các mô trong cơ thể.

Empty

Thời gian ủ bệnh sán chó ở người bao lâu? Thời gian ủ bệnh sán chó thì dài song thời gian bệnh phát triển ra bên ngoài và gây biến chứng lại rất nhanh

Theo nghiên cứu, mầm bệnh sán chó ủ trong cơ thể người từ 1 – 10 năm. Những người bị mắc bệnh sán chó có thể không có triệu chứng gì trong hàng chục năm, vì những nang sán phát triển chậm và khi chúng chưa đủ kích thước thì sẽ chưa có những biểu hiện bệnh cụ thể.

Ở thời gian ủ bệnh, các triệu chứng thường rất mơ hồ như cảm giác đau ở vùng có u nang, yếu, mệt hoặc sụt cân. Song các dấu hiệu này thường rất hạn chế và qua đi nhanh chóng nên người bệnh không để ý.

Do thời gian ủ bệnh rất lâu nên đại đa số người bệnh đều không phát hiện ra bệnh sớm. Bệnh sán chó ở người chỉ được phát hiện ra khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng trên da.

Lúc này, da người bệnh sẽ rất ngứa, nổi mề đay dị ứng. Đồng thời mắt bắt đầu giảm thịt lực, mờ dần. Sau đó là cảm giác mệt mỏi, kém ăn, hay cáu gắt, đau đầy thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Theo các chuyên gia y tế, để phát hiện bệnh sán chó ở người sớm, người bệnh cần định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm mỗi lần, áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Nên thực hiện làm xét nghiệm dịch OD chống dương tính giả.

Bệnh sán chó có lây từ người sang người không?

Ấu trùng sán cho khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ di chuyển đến gan, phổi, các phủ tạng khác, thậm chí còn di chuyển lên cả não và mắt gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thời gian sống của ấu trùng sán chó chỉ có thể sống trong một thời gian ngắn kéo dài khoảng vài tuần hoặc vài tháng rồi chết đi. Sán chó không thể hoàn thành được chu kỳ sinh trưởng trong cơ thể.

Câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất là: ấu trùng sán chó có lây từ người sang người không? Theo nghiên cứu, do sán chó không phát triển thành dạng trưởng thành và đẻ trứng trong cơ thể người nên không thể lây từ người sang người được.

Theo TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh, bệnh sán chó ở người có thể lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc da. Ở đường ăn uống, việc lây nhiễm chủ yếu thông qua việc con người sử dụng các loại thực phẩm sống, chế biến chưa kỹ.

Ở đường tiếp xúc qua da, ký sinh trùng có thể lây nhiễm khi con người tiếp xúc với bề mặt có chứa giun, sán… Trong quá trình lao động, sinh hoạt, ký sinh trùng sẽ đi vào mạch máu sau đó tấn công các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Empty

Thời gian ủ bệnh sán chó ở người bao lâu? Bệnh sán chó không lây từ người sang người

Tác hại do việc nhiễm ký sinh trùng sán chó phụ thuộc vào việc ký sinh trùng đó xam nhập vào cơ quan nào trong cơ thể. Về mức độ nguy hại  của sán chó, người ta chia  thành  3 mức độ khác nhau. Nặng nhất là ấu trùng sán chó ký sinh trong hệ thần kinh não, màng não, gây ra tình trạng tử vong cao.

Ở mức độ thứ 2, ấu trùng sán chó xâm nhập vào nội tạng, thường gặp nhất là gan. Từ đó dẫn đến tình trạng áp xe gây tổn thương gan. Ngoài ra nó cũng xâm nhập vào phổi gây tổn thương phổi. Ở mức độ thứ 3 nhẹ nhất chúng thường ký sinh dưới da gây ngứa rát rất khó chịu.

Để điều trị sán chó ở người hiện quả, người bệnh cần phải được các bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống để tránh sử dụng sai thuốc,, uống quá liều dẫn đến tình trạng kháng thuốc, ngộ độc thuốc…

Để phòng bệnh sán chó, cần tẩy giun định kỳ cho vật nuôi, xử lý phân vật nuôi bằng cách chôn hoặc đưa vào thùng rác; trước khi ăn cần vệ sinh tay sạch sẽ; luôn vệ sinh sạch sẽ khu vực sống của vật nuôi.

comment Bình luận

largeer