Thời gian ủ bệnh than bao lâu?

Thời gian ủ bệnh than bao lâu? Than là bệnh truyền nhiễm cấp tính, truyền từ động vật sang người. Thời gian ủ bệnh thai kéo dài từ 1 – 5 ngày, bệnh thường diễn biến âm thầm, khó nhận biết.
04/03/2018 13:56

Bệnh than là bệnh gì?

Theo Wiki, bệnh tha có tên khoa học là Anthra. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính rất nguy hiểm do vi khuẩn bacillus anthracis gây ra. Trực khuẩn gây ra bện than là loài trực khuẩn gam dương tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng nha bào. Chính vì vậy, chúng có thể lưu giữ bền trong môi trường hàng chục năm.

Bệnh than thường gây ảnh hưởng đến các loài vật nuôi và động vật hoang dã trong tự nhiên. Những bệnh nhân bị mắc bệnh than thường do tiếp xúc với các loài vật bị bệnh hoặc do ăn các sản phẩm từ động vật bị nhiễm mầm bệnh.

Bệnh than khởi phát do nhiễm bào tử B.anthracis. Bào tử này không phân chia, không chuyển hóa và đề kháng với nhiệt độ, khô hạn, tia cực tím, bức xạ gamma và nhiều chất sát khuẩn khác. Trong môi trường phù hợp, chúng có thể tootn tại đến vài thập kỷ.

Chính lý do này đã biến vi khuẩn gây bệnh than trở thành vũ khí sinh học ở một số cường quốc trên thế giới. Căn bệnh này được nhắc đến nhiều nhất qua vụ khủng bố sinh học ở Mỹ vào năm 2001. Theo đó, một số kẻ đã phát tan mầm bệnh than qua hệ thống thư tín ở Mỹ. Điều này khiến cho năm người chết và 22 người bị nhiễm bệnh.

Empty

Thời gian ủ bệnh than bao lâu? Vi khuẩn than Bacillus anthracis là một loài vi khuẩn trong chi trực khuẩn Bacillus

Bệnh than lây nhiễm sang người theo  3 cách:

- Cách phổ biến nhất là lây nhiễm qua da. Bệnh gây ra các vết thương nghiêm trọng nhưng có thể tự bay mất mà không cần phải điều trị.

- Nếu bệnh nhân nuốt phải vi khuẩn than thông qua đường ăn uống có thể dễ bị mắc bệnh rất nặng. Đã có nhiều trường hợp tử vong do lây bệnh qua đường này.

- Bệnh than gây biến chứng nguy hiểm nhất khi lây lan qua đường hô hấp. Vi khuẩn than sẽ xâm nhập được vào các tuyến bạch huyết ở ngực, từ đó sinh sôi và sản xuất ra các chất độc nguy hiểm gây tử vong.

Nguy cơ mắc bệnh than có thể tăng cao nếu bệnh nhân là người: phục vụ trong quân đội, được phân công đến các khu vực có nhiều nguy cơ tiếp xúc với người mắc bệnh than; những người nghiên cứu bệnh than trong phòng thí nghiệm; những người làm công việc xử lý da, lông thú; những người làm trong ngành thú y; người tiêm chích ma túy…

Thời gian ủ bệnh than bao lâu?

Theo nghiên cứu, thời gian ủ bệnh than khá ngắn, chỉ kéo dài từ 1 – 5 ngày. Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, thời gian ủ bệnh âm thầm, khó nhận biết nên gây khó khăn rất nhiều cho người bệnh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra, thời gian ủ bệnh than dài ngắn còn tùy thuộc vào từng thể bệnh than mà người bệnh mắc phải. Cụ thể:

- Thể da – niêm mặc của bệnh than thường ủ bệnh từ 1 – 10 ngày. Sau đó bệnh nhân sẽ xuất hiện các tổn thương ở da với triệu chứng sứng đỏ, nổi mụn nước và xuất hiện các vết hoại tử màu đen. Thể da – niêm mạc nếu được điều trị kịp thời có thể không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Tỉ lệ tử vong ở thể này chỉ chiếm khoảng 5% các trường hợp mắc bệnh.

 - Thể dạ dày – ruột có thời gian ủ bệnh chỉ từ 2 – 5 ngày. Sau thời gian này bệnh nhân sẽ xuất hiện các biểu hiện như đi ngoài ra máu, đau bụng, nôn ra máu, chán ăn, sốt cao. Ở những trường hợp nặng có thể bị nhiễm độc, hạch mạc treo ở ruột sưng to, tổn thương niêm mạc. Tỉ lệ tử vong ở thể bệnh này chiếm khoảng 35 – 27% các trường hợp mắc bệnh.

Empty

Thời gian ủ bệnh than bao lâu? Bệnh than có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời

- Thể hô hấp có thời gian ủ bệnh từ 1 – 5 ngày. Sau đó bệnh xuất hiện các triệu chứng sốt cao không điển hình, đau cơ, ho, khó thở, ra nhiều mồ hôi, viêm phổi, suy hô hấp, viêm màng não… Tỉ lệ tử vong ở thể này chiếm khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh.

Với sự phát triển của y học hiện đại, điều trị bệnh than hiện nay không phải là quá khó. Khi phát hiện mắc bệnh than ở giai đoạn đầu các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc khác sinh để điều trị bệnh. Trong trường hợp này chỉ đạt hiệu quả trị bệnh cao nhất trong vòng 60 ngày kể từ ngày tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch kháng sinh.

Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh than, song nó không đạt hiệu quả đến 100%. Việc tiêm vacxin phòng bệnh than thường được áp dụng cho quân nhân, các nhà nghiên cứu liên quan đến bệnh than. Đặc biệt, vacxin phòng bệnh than không được sử dụng cho phụ nữ có thai, người lớn tuổi và trẻ nhỏ.

Vậy nên, để phòng chống bệnh than hiệu quả, người dân cần có chế độ ăn chín uống sôi với thịt động vật có khả năng lây bệnh than. Khi chăm sóc động vật cần sử dụng đồ bảo hộ lao động. Trong trường hợp phát hiện một số biển hiện cơ bản của bệnh thì cần đến ngay bệnh viện để khám và điều trị.

comment Bình luận

largeer