Thời gian ủ bệnh lỵ trực trùng bao lâu?

Thời gian ủ bệnh lỵ trực trùng bao lâu? Lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính, có thể chuyển biến thành dịch nếu không được ngăn chặn kịp thời. Thời gian ủ bệnh lỵ trực trùng kéo dài từ 12 đến 72 giờ (trung bình khoảng từ 1 – 5 ngày).
15/03/2018 11:51

Thời gian ủ bệnh lỵ trực trùng bao lâu?

Lỵ trực trùng hay còn có tên gọi khác là lỵ trực khuẩn, xích lỵ.  Đây là một dạng bệnh kiết lỵ do trực khuẩn lỵ Shigella gây nhiễm trùng ở ruột và trực tràng. Dấu hiệu chính của lỵ trực trùng là tiêu chảy và phân thường có lẫn máu. Trực khuẩn lỵ Shigella có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn trong phân hoặc trong thực phẩm bị ô nhiễm.

Được biết, Shigella là trực khuẩn gram (-) không di động. Người ta chia chúng thành 4 nhóm: nhóm A: Shigella dysenteriae; Nhóm B: Shigella fexneri; Nhóm C: Shigella boỵdii; Nhóm D: Shigella sonnei. Nhóm A thường gây dịch và bệnh cảnh nặng hơn các nhóm khác.

Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh lỵ trực trùng thường xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ từ 2 – 4 tuổi. Bệnh thường dễ lây nhiễm từ trẻ này sang trẻ khác khi không được đảm bảo vệ sinh ăn uống. Các quốc gia kém phát triển là khu vực dịch bệnh phát triển mạnh nhất. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa.

Theo nghiên cứu, bệnh lỵ trực trùng có thời gian ủ bệnh từ 12 – 70 giờ (trung bình là từ 1 – 5 ngày). Trong thời gian này người bệnh không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Có nghĩa là người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, không bị tiêu chảy, không đau bụng, cảm sốt…

Empty

Thời gian ủ bệnh lỵ trực trùng bao lâu? Trực khuẩn lỵ Shigella là nguyên nhân chính gây bệnh lỵ trực trùng

Tuy nhiên, sau thời gian ủ bệnh vi khuẩn xâm nhập ruột, trực tràng và khởi phát đột ngột. Thời kỳ khởi phát của bệnh sẽ kéo dài khoảng 1 – 3 ngày tùy theo sức đề kháng của từng người.

Trong thời gian khởi phát, bệnh sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng sau: sốt 39 – 40 độ C. Người bệnh bắt đầu thấy ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, biếng ăn. Triệu chứng về tiêu hóa người bệnh có thể nhận thấy là: đi ngoài phân lỏng hoặc nước vàng, đau quặn bụng, có khi bị mất nước (trường hợp này thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người cao tuổi).

 Ở giai đoạn toàn phát, bệnh lỵ trực trùng khiến người bệnh bị sốt cao trên 39 độ C, ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn. Bên cạnh đó còn xuất hiện 3 triệu chứng sau:

- Người bệnh bắt đầu xuất hiện các cơn đau quặn bụng từng cơn, con đau chạy dọc theo khung ruột già. Mỗi lần đau lại kích thích đi ngoài. Đi xong hiện tượng đau bụng giảm xuống nhưng lại tiếp tục tái diễn sau đó khoảng 10 – 15 phút.

- Người bệnh buồn đi ngoài, mót rặn nhiều, đau thót ở vùng ruột già. Ở người già, tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến sa trực tràng.

- Trong giai đoạn toàn phát: phân người bệnh thường có chứa nhiều chất nhầy, máu, đi ngoài từ 10 – 40 lần/ngày, lượng phân ngày càng ít đi.

Tóm lại, ở giai đoạn toàn phát người bệnh bị suy sụp nhanh, mệt nhọc, lờ đờ, hốc hác, môi khô, lưỡi vàng nâu. Đối với trẻ nhỏ từ 2 – 4 tuổi, thời kỳ toàn phát thường kèm theo tình trạng co giật, có biểu hiện thần kinh li bì, lơ mơ đau đầu, cứng cổ. Bệnh thường kéo dài trong 7 ngày ở thể lỵ.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh lỵ trực trùng

Lỵ trực tràng không phải là bệnh lý đơn giản, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tiên lượng của bác sĩ chỉ ra, bệnh lỵ trực trùng có thể gây tử vong trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm các thể độc nặng, kéo dài, hoặc tử vong do biến chứng.

Tỷ lệ tử vong (trong trường hợp không được điều tị sớm có hiệu quả) là 1% đến 10% tùy theo từng quốc gia. Đây là thông tin được Tổ chức Y tế thế giới công bố vào năm 1995. Tỉ lệ tư vong có thể tăng cao ở các quốc gia chậm phát triển.

Người mắc bệnh lỵ trực trùng không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số hậu quả nguy hiểm sau:

- Suy dinh dưỡng là hậu quả thường thấy nhất của bệnh lỵ trực trùng, thường xảy ra đối với trẻ nhỏ. Một số trẻ nhỏ, bị biến chứng suy dinh dưỡng kèm theo mất nước, hạ natri máu dẫn đến suy thận.

- Vãng khuẩn huyết là biến chứng thường thấy của bệnh lỵ trực trùng. Vãng huẩn huyết có tỷ lệ tử vong cao từ 20 – 50%. Đặc biệt, biến chứng này cực kỳ nguy hiểm với trẻ dưới 1 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.

Empty

Thời gian ủ bệnh lỵ trực trùng bao lâu? Biến chứng bệnh lỵ trực trùng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 - 4 tuổi

- Biến chứng ở ruột: trực khuẩn lỵ gây chảy máu ruột, hoại tử ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, lồng ruột, sa trực tràng, phình tràng do độc tố Toxic megacolon.

- Biến chứng toàn thân: bệnh kỵ trực trùng có thể gây biến chứng toàn thân với triệu chứng co giật, nhiễm độc thần kinh, viêm màng não mủ, trụy tim mạch, viêm tắc động, tĩnh mạch. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mắc hội chứng tan máu u huyết, thiếu máu nặng, rồi loạn đông máu, chảy máu dưới da, niêm mạc…

- Bội nhiễm: người bệnh, nhất là trẻ nhỏ có thể bị viêm túi mật, viêm đường tiết niệu, viêm phổi… Song đây là những biến chứng thường khá ít gặp,

- Hội chứng Reiter: hội chứng này có thể xuất hiện sau 2 – 3 tuần sau khi người bệnh khỏi kiết lỵ. Đây là hội chứng gồm tam chứng: viêm khớp, viêm niệu đạo, viêm kết mạc mắt. Tam chứng này không gây mủ do Chlamydia gây ra. Song hội chứng Reiter cũng khá ít gặp.

Để hạn chế tối đa các biến chứng do bệnh lỵ trực trùng gây ra, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị: gia đình cần đưa người bệnh đi viện ngay khi thấy xuất hiện tình trạng chảy ra máu, tiêu chảy cùng lúc với mất nước, sụt cân và sốt 38 độ C trở lên. Cơ địa và tình trạng bệnh ở mỗi đối tượng là khác nhau nên cần nhận tư vấn cụ thể từ phía bác sĩ.

Được biết, lỵ trực trùng ở người lớn có thể tự khỏi không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ và người cao tuổi khi bị lỵ trực trùng sẽ được bác sĩ cho uống dung dịch Oresol để bổ sung nước cùng chất điện giải khi bị tiêu chảy. Mặt khác, bác sĩ cũng chỉ định người bệnh cần uống thuốc kháng sinh để rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa bệnh lây lan cho người khác.

comment Bình luận

largeer