Thời gian ủ bệnh dịch hạch bao lâu?

Thời gian ủ bệnh dịch hạch bao lâu? Bệnh dịch hạch được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, có tốc độ lây lan và tỉ lệ tử vong cao. Theo nghiên cứu, thời gian ủ bệnh trung bình của dịch hạch chỉ khoảng 6 ngày.
28/02/2018 11:42

Thời gian ủ bệnh dịch hạch bao lâu?

Dịch hạch là một trong những loại bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, tiến triển cấp tính và có tỉ lệ lây lan nhanh chóng. Bệnh dịch hạch từng được xếp vào diện phải thường xuyên kiểm dịch và cảnh báo trên toàn cầu.

Bệnh dịch hạch xuất hiện do một loại vi khuẩn có tên là Yersinia pestis hình que thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra. Loại vi khuẩn này thường lưu hành trong quần thể những loài gặm nhấm, chủ yếu là chuột và bọ chét ký sinh trên chuột,

Dịch hạch là bệnh lây nhiễm có thể từ chuột sang người và từ người sang người. Tại Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện vào các mùa khác trong năm với số lượng người nhiễm bệnh ít hơn.

Khi lây lan sang người, bệnh dịch hạch phát triển thành một số thể bệnh sau: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể mãng não. Tuy nhiên, thể thường thường gặp nhất là thể hạch, chiếm đến 90% các thể bệnh.

Empty

Thời gian ủ bệnh dịch hạch bao lâu? Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch Yersinia pestis

Ở thể kỷ 14, nhân loại gọi bệnh dịch hạch là “Cái Chết Đen” bởi dịch hạch đã giết chết khoảng 1/3 dân số châu Âu , khoảng 25 triệu người. Đến nay, dịch hạch đã được kiểm soát xong nó vẫn luôn là nỗi lo đối với người dân toàn cầu vì dịch hạch có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.

Điều đáng sợ nhất ở dịch hạch là thời gian ủ bệnh và phát bệnh rất nhanh. Theo nghiên cứu, thời gian ủ bệnh dịch hạch từ 1 – 7 ngày. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn một chút ở những người từng tiêm phòng.

Ở một số người có sức đề kháng yếu, dịch hạch có thời gian ủ bệnh rút ngắn hơn khoảng 5 ngày. Đối với những người mắc dịch hạch thể phổi tiên phát thường có thời gian ủ bệnh chỉ kéo dài từ 1 – 4 ngày.

Bệnh dịch hạch khởi phát đột ngột, lúc này người bệnh sẽ có các triệu chứng: sốt cao, mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh, đau đầu và xuất hiện các cơn đau cơ dữ dội. Ở một số bệnh nhân bệnh diễn biến nhanh đến giai đoạn mê sảng.

Người bệnh bị nhiễm hạch thể phổi thường có triệu chứng thờ nhanh, ho nhiều đờm có dính máu, mặt mũi tím tái và xuất hiện dấu hiệu bệnh liên quan đến màng não.

Ở giai đoạn phát bệnh, cơ thể người bệnh xuất hiện hạch ở cổ, nách, bẹn. Các hạch này sưng to, đau và có thể xuất hiện thêm mủ rò ra ngoài. Nếu vi khuẩn dịch hạch xâm nhập vào đường máu sẽ khiến người bệnh bị nhiễm độc, rơi vào tình trạng hôn mê, xuất hiện dịch hạch đen.

Khi xuất hiện các triệu chứng sốt cao trrn 38 độ, nổi hạch mà bệnh nhân không được điều trị kịp thời thì có thể chuyển biến nặng hơn. Theo các chuyên gia y tế, bệnh dịch hạch có thể diễn biến nặng hơn thành nhiều thể khác nhau: thể phổi (thể đáng sợ nhất); thể nhiễm trùng huyết; dịch hạch thể màng não.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh dịch hạch

Mặc dù đã được kiểm soát xong ở nhiều khu vực trên thế giới bệnh dịch hạch vẫn dang hoành hành và có nguy cơ phát tán rất cao. Theo nghiên cứu, bệnh dịch hạch phát tán chủ yếu thông qua hai vật chủ trung gian là bọ chét và chuột đen Rattus Rattus.

Bọ chét thường nhận vi khuẩn dịch hạch từ những con chuột chết, sau đó lây bệnh cho các con vật chủ khác. Nghiên cứu gần đây nhất, bọ chét truyền vi khuẩn gây dịch hạch trong vòng 4 ngày.

Chuột đen Rattus Rattus được xem một một phần tạo nên sự lây lan dịch hạch sang người. Vào năm 2003, có đến 9 quốc gia báo cáo có 2.118 trường hợp bị mắc bệnh dịch hạch do chuột đen truyền sang.

Con người bị nhiễm vi khuẩn dịch hạch thông qua 3 con đường là: bọ chét hút máu động vật mang bệnh rồi cắn sang người; Thứ hai là người bị truyền trực tiếp vi khuẩn từ động vật nhiễm bệnh qua vùng da bị trầy xước hoặc bị chuột cắn; Cuối cùng, dịch hạch cũng có thể lây qua người hít trực tiếp vi khuẩn từ không khí.

Với mức độ tối nguy hiểm của mình bệnh dịch hạch – “Cái Chết Đen” gây ra hàng loạt các biến chứng siêu nguy hiểm cho người dân toàn cầu. Trong đó:

- Biến chứng tệ hại nhất là tử vong: Nếu được điều trị ngay từ khi vừa phát hiện bệnh, người bệnh có thể có cơ hội sống sót. Tuy nhiên, trong trường hợp không được điều trị, tỉ lệ tử vong cao trên 50%. Trước đây, đại dịch hạch đã cướp đi tính mạng của 1/3 dân số châu Âu.

Empty

Thời gian ủ bệnh dịch hạch bao lâu? Bàn tay bị hoại tử của bệnh nhân bị dịch hạch

- Biến chứng hoại tử: khi bệnh dịch hạch diễn biến nghiêm trọng sẽ xuất hiện các cục máu đông lớn trong mạch máu nhỏ ở các ngón tay, ngón chân. Những cục máu đông này có thể làm gián đoạn dòng chảy của máu và gây chết mô. Đa số các ngón tay có cục đông thường được chỉ định cắt bỏ.

Một biến chứng khác của bệnh dịch hạch là tình trạng viêm màng não. Tuy nhiên hiếm khi bệnh dịch hạch có thể gây viêm màng não, viêm màng bao quanh não và tủy sống.

Mặc dù bệnh dịch hạch nguy hiểm nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, dịch hạch có thể chữa được bằng kháng sinh thông thường và sẵn có nếu phát hiện kịp thời. Những trường hợp phát hiện muộn thì khả năng xuất hiện các biến chứng sau điều trị là rất cao.

Vậy nên, để phòng tránh dịch hạch phát triển và lây lanh, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống; sử dụng thuốc chống, diệt côn trùng; tránh xa các vật nuôi có bọ chét như chó mèo; đặt bẫy diệt chuột… Nếu thấy các dấu hiệu khác thường ở cơ thể thì cần đi khám ngay.

comment Bình luận

largeer