Thời gian ủ bệnh sốt lassa bao lâu?
Sốt lassa là bệnh gì?
Sốt lassa là một bệnh dịch thường gặp ở châu Phi, nhưng không có nghĩa là nó không thể xuất hiện ở các châu lục khác. Trước đây, dịch sốt này đã được phát hiện tại Mỹ.
Theo nghiên cứu, sốt lassa còn có tên gọi khác là sốt xuất huyết lassa (LHF). Đây là dịch sốt cấp tính do virus xuất huyết lassa gây ra. Dịch bệnh này được mô tả đầu tiên vào năm 1969 tại Lassa ở Borno State, Nigeria.
Về hình thức, sốt lassa có triệu chứng tương tự như ebolla. Có nghĩa là, khi bị nhiễm dịch, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, nôn mửa kèm theo sốt cao.
Nếu ebola là một bệnh dịch mới được phát hiện cách đây vài năm thì lassa là bệnh dịch xuất hiện từ các đây rất lâu. Hầu hết các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch ebola thì cũng xuất hiện dịch sốt lassa.
Thời gian ủ bệnh sốt lassa bao lâu? Chuột là vật chủ trung gian lây truyền virus lassa sang người
Dịch bệnh này có thể ảnh hưởng đến 100.000 – 1 triệu người mỗi năm ở miền tây Châu Phi cận Sahara. Con số này không kém cạnh gì so với số bệnh nhân của dịch ebola hay dịch zika.
Theo những phỏng đoán từ một số tổ chức y tế tại các nước trên thế giới, con số người nhiễm dịch lassa có thể tăng gấp 2 lần, thậm chí là nhiều lần nữa vào năm 2070.
Vật chủ trung gian lây dịch sốt lassa từ động vật sang người là một loài chuột có tên Natal (chi chuột vú natalensis). Loài chuột này được tìm thấy ở hầu hết các tiểu vùng Sahara châu Phi.
Virus lassa truyền sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với những con chuột bị nhiễm bệnh. Hoặc virus này cũng có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh.
Sốt lassa thường bùng phát dịch bệnh theo đợt tại một số quốc gia Tây Phi như: Nigeria, Liberia, Sierra Leone, Guinea, và Cộng hòa Trung Phi. Tỷ lệ người tử vong do dịch sốt lassa rơi vào khoảng 15%. Đây không phải con số ở mức quá cao, song những người mắc phải sẽ phải chịu những biến chứng vô cùng phức tạp.
Được biết, có khoảng 25% số bệnh nhân sống sót qua dịch bệnh này thường bị điếc vĩnh viễn. Hơn nửa trường hợp còn lại bị rụng tóc tạm thời, không thể đi lại được trong quá trình phục hồi.
Sốt lassa được xác định là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, nhất là những người mang thai trong 3 tháng cuối. Theo nghiên cứu, có hơn 80% số bà mẹ mang thai 3 tháng cuối mắc bệnh này có thể tử vong, thai chết lưu…
Thời gian ủ bệnh sốt lassa bao lâu?
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, có khoảng 80% số người bị nhiễm virus lassa không có bất kỳ một triệu chứng nguy hiểm nào trong thời gian virus xâm nhập vào cơ thể. Một số còn lại thì có triệu chứng không điển hình. Sốt lassa thường diễn biến khá phức tạp và hay bị nhầm lẫn sang các dịch sốt khác nên dễ bị bỏ qua.
Được biết, thời gian ủ bệnh sốt lassa kéo dài từ 2 – 21 ngày. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân không có biểu hiện gì khác lạ. Họ vẫn sinh hoạt như những người bình thường. Nếu có thì chỉ xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ từng đợt và nhanh chóng hết.
Đến thời gian khởi phát, người bệnh xuất hiện triệu chứng sốt, suy nhược cơ thể, khó chịu. Khoảng 2 – 3 ngày sau sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng: đau đầu, đau họng, đau cơ vùng ngực, bụng hoặc buồn nôn, tiêu chảy.
Thời gian ủ bệnh sốt lassa bao lâu? Bệnh chỉ được chữa kịp thời với điều kiện phát hiện sớm và chẩn đoán đúng bệnh
Nặng hơn nữa thì bệnh có thể biểu hiện tình trạng sưng mặt, tràn dịch màng phổi, xuất huyết từ miệng, mũi, âm đạo hoặc đường tiêu hóa. Nghiêm trọng nhất là tình trạng sốc sau đó dẫn đến tử vong sau 14 ngày.
SDịch bệnh lassa còn có thể kéo dài thành từng đợt và sốt thành từng cơn. Rất nhiều trường hợp được cứu chữa kịp thời những vẫn bị biến chứng điếc.
Mặc dù trước đây bệnh đã được các cơ quan y tế kiếm soát, thế nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh không bao giờ bùng phát nữa. Mới đây, tổ chức Y tế thế giới thông báo: Nigeria đang phải trải qua đợt bùng phát sốt xuất huyết lassa nghiêm trọng nhất từ trước đến nay với 72 người thiệt mạng chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2018.
WHO dẫn số liệu từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Nigeria cho biết: có tổng cộng 317 ca nhiễm bệnh tại quốc gia này. Đây là con số cao nhất trong lịch sử. Bênh cạnh đó cũng ghi nhận khoảng 2.845 trường hợp từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh hiện đang được theo dõi chặt chẽ.
Để phòng chống dịch bệnh lây lan, tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo người dân nên sống ở môi trường sạch sẽ, sử dụng các biện pháp phòng chống chuột. Đồng thời, nếu xuất hiện hiện tượng sốt thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm