Thực hư tác dụng "thần dược phòng the" của Na rừng Tây Bắc mà nhiều người săn lùng

Na rừng Tây Bắc vỏ xanh ruột đỏ được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe nên dù giá quá đắt nhưng loại na này vẫn được các bà nội trợ săn tìm.
16/09/2020 15:44

Vì sao Na rừng Tây Bắc được gọi là "thần dược phòng the"?

Na rừng có tên gọi khác: Nắm cơm, Na dây; Xưn xe, Ngũ vị tử nam; Có tên khoa học là: Kadsura Coccinea (Lem.); Quy kinh vị, đại trường. Trên thị trường, khi đến mùa nhiều người đã chi tiền để đặt mua loại quả này về ngâm rượu, làm thuốc chữa bệnh.

Trao đổi với báo chí, TS Vũ Thoại Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm cho biết, na rừng là loại cây có giá trị dược liệu cao, quý hiếm và cần được bảo tồn.

“Đây là loại cây thân leo, lá hình bầu dục thường mọc trong rừng sâu và có độ phủ tán trên 40%, ở độ cao từ 150 – 1200m so với mặt nước biển. Quả na rừng khi chín rất thơm và sóc rất hay tìm để ăn. Đây cũng là một trong 3 vị thuốc trong bài thuốc “Tứn khửn”, bài thuốc chữa yếu sinh lý nổi tiếng của đồng bào dân tộc Sơn La. Ngoài ra, dễ thân cây na rừng cũng có giá trị rất lớn trong Đông Y", Ts Vũ Thoại cho hay.

pineapplegrapeblacktigerkadsuracoccineatwoyeartreeliveplantsjpg640x640qfzj-1509007556443

 Na rừng là loại cây có giá trị dược liệu cao, quý hiếm và cần được bảo tồn

Một thương lái chuyên thu mua na rừng Tây Bắc chia sẻ: Na rừng có rất nhiều tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể và chữa bệnh. Với người dân Điện Biên thì rễ cây, thân cây và quả của cây na rừng đều có tác dụng chữa bệnh. Nhất là quả na rừng, khi ngâm rượu có thể trị phong thấp, làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ và là bài thuốc bổ dương rất hiệu quả.

Tại Việt Nam chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về cây Na rừng. Theo người Mông, na rừng khi đem ngâm rượu sẽ trở thành bài thuốc bổ dương rất tốt, người ta hay gọi là rượu Tứn khửn – "thần dược phòng the".

Ngoài tác dụng trên, quả Na rừng còn có nhiều tác dụng khác như:

- Các đồng bào dân tộc huyện Yên Thế thường dùng loại quả này để làm thuốc chữa phong thấp, chống hậu sản cho phụ nữ sau sinh.

- Trị chứng mất ngủ, an thần và điều hòa khí huyết

- Không chỉ quả có tác dụng mà rễ cây Na cũng được thu hái, rửa sạch thái phơi khô để chữa viêm ruột mạn tĩnh, viêm dạ dày và hành tá tràng.

- Vỏ cây, vỏ rễ làm thuốc giảm đau, kích thích tiêu hóa.

Na rừng giá "đắt đỏ" nhưng vẫn cháy hàng

Do có giá trị cao về dược liệu nên na rừng được rất nhiều thương lái tìm mua và trả giá cao. Một quả na đỏ có trọng lượng lớn, chín tại cây có giá vào khoảng 500 nghìn đồng/kg, trung bình một quả nặng từ 3 – 4kg có giá vài triệu đồng/ quả.

Một đầu mối thu mua na rừng ở Lạng Sơn cho hay, có hai loại là na trắng và na đỏ. Na trắng khi chín có màu vàng nhạt hoặc khe múi hơi đỏ, trong khi na đỏ toàn thân màu đỏ tươi, mùi nhựa thơm rất đặc trưng. Trên thị trường na trắng có giá rẻ hơn do ít có giá trị về dược liệu. Loại quả này không ra quanh năm mà chỉ bắt đầu mùa từ tháng 4 đến hết tháng 10 hàng năm.

cay-na-rung-la-gi-700x525

Hiện nay, na rừng phơi khô khá dễ mua còn na rừng tươi thì phải chờ từ 3-7 ngày mới có hàng.

Theo nhiều thương lái, hiện nay diện tích na rừng ngày càng bị thu hẹp khi người dân khai thác cả rễ, thân về bán làm dược liệu. “Mỗi mùa vụ, tôi gom của các tiểu thương, bà con dân tộc cũng chỉ được trên dưới 1 tạ na rừng. Thời điểm này đang là cuối vụ, na khan hiếm và giá bán cũng cao hơn, nếu muốn mua phải đặt trước mới có hàng”, anh Tâm chủ buôn na rừng kể.

Mộc Trà

 

comment Bình luận

largeer