Triệu chứng tắc tia sữa?
1, Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa sau sinh là hiện tượng tia sữa bị ứ lại ở ống dẫn sữa và không chảy ra ngoài được. Dần dần sữa sẽ đông kết lại và tạo thành hòn, cục gây đau đớn. Lúc này, cơ thể mẹ vẫn sinh ra sữa và chảy ra ngoài, nhưng đến chỗ bị tắc sẽ nghẽn ứ lại. Khi sữa bị ứ lại càng lâu, càng nhiều, cục sữa bị đóng kết càng to sẽ gây ra chèn ép vào các tia sữa khiến cho mẹ có tượng nóng cao và sưng đầu vú rất đau đớn.
Triệu chứng tắc tia sữa? Tắc tia sữa là hiện tượng tia sữa bị ứ lại ở ống dẫn sữa và không chảy ra ngoài được
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa như:
-
Do bị cảm hoặc bị nhiễm lạnh khiến sữa khó lưu thông.
- Sau khi bé bú xong mẹ không vắt bỏ sữa thừa khiến cho sữa bị ứ đọng lâu ngày. Lâu dẫn sẽ khiến sữa bị hôi và gây ra tắc. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tắc sữa.
- Do mẹ chưa cho bé bú quen hoặc da núm vú mỏng nên bị đứt cổ gà. Sau khi con bú lại không vệ sinh sạch sẽ làm cho vi khuẩn phát sinh và xâm nhập từ đầu vú đến ống sữa rồi gây tắc tia sữa.
- Do nhiều bà mẹ có núm vú thụt sâu vào hoặc bằng phẳng quá, to quá sẽ khiến cho bé gặp khó khăn khi bú. Lúc này bé sẽ cắn mút đầu ti nhiều, càng cắn mút nhiều sẽ càng khiến hiện tượng nứt càng nặng hơn. Mẹ sẽ gặp đau đớn nhiều, từ đó gây ra phản xạ cho bé bú ít hoặc không cho bú. Bên cạnh đó là việc không vệ sinh sạch sẽ núm vú sau khi cho bú nên khiến vi khuẩn xâm nhập làm tắc tia sữa và tuyến sữa.
- Do tinh thần không thoải máu gây ảnh hưởng đến chức năng vận động hóa của tỳ, sữa bị ứ động hóa hỏa sinh nhũ ung.
- Do ăn uống thất thường gây tổn thường tỳ vị.
2, Dấu hiệu tắc tia sữa
Dấu hiệu thường thấy nhất của tắc tí sữa là bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa và sốt nhẹ. Nếu không điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng, nghiêm trọng là gây viêm tuyến sữa.
Do đó, ngay khi bầu vú căng to xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì mẹ nên kiểm tra tình trạng của mình. Trong y học, tắc tia sữa được chia là 6 cấp bậc và mẹ nên biết cách để nhận biết mình đang ở cấp độ nào để có cách điều trị phù hợp.
Cấp độ 1: Tắc tia sữa sau 2 ngày mới sinh
- Thời gian phát hiện: Hiện tượng tắc tia sữa sẽ xảy ra sau 2-5 ngày sau sinh.
- Triệu chứng: Các mẹ sẽ thấy bầu sữa căng và tức, đầu ti nhức mỗi khi bé đồi bú và không thấy ra sữa. Dù mẹ có cố gắng bóp sữa thì chỉ ra từng giọt chứ không hề bắn thành tia. Bên cạnh đó mẹ còn thấy có cục u hoặc có sữa bị rỉ ra.
- Cách chữa: Mẹ có thể dùng các cách dân gian như chườm ấm, massage nhẹ nhàng bầu ngực. Tuy nhiên, tránh nặn bóp mạnh gây tổn thương ống sữa. Bạn cũng có thể thực hiện những bài thuốc dân gian như dùng lá dinh lăng hoặc bồ công anh để đắp hoặc uống.
Cấp độ 2: Tắc tia sữa gây đau rát đầu ti
- Thời gian xuất hiện: Sau khi bị tắc tia sữa như ở cấp độ 1, khoảng 3-4 ngày bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng ở cấp độ 2.
- Triệu chứng: Mẹ bị sốt ở nhiệt độ cao khoảng 38 độ C, đầu ti bị ửng đỏ và đau rát thường xuyên. Nếu sờ vào bầu ngực cảm thấy có một số cục cứng ở khắp bầu. Lúc nàu có thể đã chuyển sang viêm tuyến vú và mẹ luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi.
- Hướng điều trị: Mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian như chườm ấm hoặc massage nhẹ nhàng bầu ngực. Hoặc cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian.
Cấp độ 3: Viêm tắc chuyển sang có mủ
- Thời gian phát hiện: Khi mẹ bị tắc tia sữa 5-7 ngày và không được điều trị sẽ xuất hiện mủ. Tùy vào thể trạng sức khỏe của mẹ mà thời gian lên mủ có thể sớm hơn.
- Triệu chứng: Ngoài các triệu chứng như ở cấp độ 2, bầu ngực của mẹ khi bóp ra thấy xuất hiện mủ. Ở mức độ này, mẹ sẽ bị sốt cao khoảng 38,5 độ C trở lên và chuyển sang trạng thái bệnh viêm tuyến vú đã có mủ.
- Hướng điều trị: Ngoài việc sử dụng các biện pháp dân gian để điều trị bệnh, thì các mẹ có thể phải dùng đến thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để lấu mủ ra.
Cấp độ 4: Tắc tia sữa chớm bị áp xe
- Thời gian phát hiện: Bệnh xuất hiện khi bị tắc tia sữa nhiều ngày không được điều trị. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ mà bệnh có thể xuất hiện sớm hay muộn.
- Triệu chứng: Mẹ sẽ bị sốt cao 38,5 độ C, đầu ti bị ửng đỏ đau rát. Khi sờ bầu ngực có một số cục cứng và khi kiểm tra và bóp nhẹ ra có dịch có dịch mủ đặc.
- Hướng điều trị: Dùng cách dân gian là đắp và uống lá đinh lăng và bồ công anh để tiêu mủ. Bên cạnh đó là uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để lấy mủ ra, tránh trường hợp bệnh nặng hơn và gây áp xe kèm theo các bệnh lý nguy hiểm hơn.
Tắc tia sữa gây ra đau nhức và sưng to đầu vú, sốt cao...
Cấp 5: Viêm tắc chớm bị áp xe và phải tiêm
- Thời gian phát hiện bệnh: là sau nhiều ngày bị tắc tia sữa và không được điều trị khiến bệnh nặng.
- Triệu chứng: Giai đoạn này bệnh có triệu chứng giống như ở cấp độ 4.
- Hướng điều trị: Lúc này mẹ bắt buộc phải chích ở các bệnh viện phụ sản chuyên khoa hoặc phòng khám uy tín.
Cấp 6: Tắc tia sữa nghiêm trọng cần nhập viện
Nếu tình trạng tắc tia sữa kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn là viêm tuyến sữa. Trường hợp viêm nặng có thể phải nhờ đến kháng sinh và phẫu thuật để điều trị.
Ngay khi phát hiện dấu hiệu tắc tia sữa mẹ nên tìm cách khắc phục và điều trị sớm vì càng để lâu càng ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ.
3, Cách phòng tránh và xử lý ban đầu khi bị tắc tia sữa
- Sau sinh, bạn nên day đầu vú cho mềm và lau sạch đầu vú để khí bé bú sữa sẽ được thông hoàn toàn. Nên cho bé bú ngay sau 1-2 giờ sau sinh để sữa non thông tia sữa. Khi sữa về nhiều sẽ không bị tắc nghẽn.
- Trước khi cho trẻ bú mẹ nên lau sạch đầu vú, bé bú xong cũng dùng nước muối loãng ấm để lau và vệ sinh đầu vú.
- Khi vú bị đứt cổ gà càng phải chú ý vệ sinh sạch sẽ và vẫn cho bé bú bình thường. Bạn chỉ cần rửa bằng nước muối loãng, liên tục sẽ lành rất nhanh và không bị viêm nhiễm.
- Vắt bỏ sữa thừa khi trẻ không bú hết. Thông thường với những người nhiều sữa, khi sữa về nhiều là bé sợ và dứt ra. Lúc này hãy để ổn định rồi cho bé bú tiếp. Đây là cách phòng tránh và xử lý hiện tượng tắc tia sữa sau khi sinh hiệu quả và an toàn nhất.
- Cho bé bú đều hai bên để đảm bảo tia sữa được thông hoàn toàn. Nếu bên nào đó thấy to hơn nên kiểm tra để có những xử lý sớm nhất.
- Nên ăn uống đủ chất, không kiêm khem và có tinh thần thoải mái, vui vẻ làm cho bầu sữa luôn thông thoáng.
-
Những ai không nên uống sữa tươi?
-
Trẻ em ăn nhiều váng sữa có tốt không?
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Doanh nhân Nguyễn Phương Hoa: Người kiến tạo thành công từ kiến thức và đam mê
“Thành công có công thức, thất bại có lý do” - câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa của CEO Nguyễn Phương Hoa, người sáng lập và điều hành Tập đoàn Relab Group.November 14 at 9:11 am -
Lợi ích vượt trội của sữa hạt đối với sức khỏe
Trong thời gian gần đây, sữa hạt được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với rất nhiều đối tượng. Vậy sữa hạt là gì? Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc trên!November 13 at 10:23 am -
Vai trò của 2’FL HMO đối với trẻ nhỏ
Trong thời gian gần đây, trong một số loại sữa công thức có bổ sung thành phần dưỡng chất quan trọng là 2’FL HMO. Vậy dưỡng chất này là gì? Có lợi cho trẻ em như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin hữu ích về loại dưỡng chất đặc biệt này.November 13 at 10:23 am -
Sản xuất gia công sữa hạt theo yêu cầu – đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thị trường hiện đại
Sữa hạt dần trở thành lựa chọn dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt với những người tìm kiếm thay thế sữa động vật hoặc duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu sữa hạt tăng cao khi người tiêu dùng chú trọng hơn vào dinh dưỡng tự nhiên và sức khỏe bền vững. Dịch vụ gia công sữa hạt theo yêu cầu là giải pháp lý tưởng giúp các thương hiệu cung cấp sản phẩm sữa hạt chất lượng.November 13 at 10:23 am