Triệu chứng viêm màng não mủ ở trẻ em

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do ba loại vi khuẩn hay gặp đó là phế cầu (Streptococcus pneumonia); H. influenza (Haemophilus influenza); não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây ra.
27/04/2018 19:45

1.Viêm màng não mủ là gì?

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do các tác nhân gây bệnh có khả năng sinh mủ (chủ yếu là một số loại vi khuẩn) xâm nhập vào màng não gây ra.

Viêm màng não mủ là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em, phổ biến nhất ở lứa tuổi dưới 5 tuổi, bệnh có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng nặng nề.

Trieu chung viem mang nao mu o tre em 3

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do các tác nhân gây bệnh có khả năng sinh mủ

Ba loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ thường gặp đó là phế cầu (Streptococcus pneumonia); H. influenza (Haemophilus influenza); não mô cầu (Neisseria meningitidis). Ở giai đoạn sơ sinh, vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Escherichia coli, Listeria monocytogenes, B.streptococcus. Ngoài ra, còn có nhiều loại vi khuẩn và nám khác cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mủ nhưng ít gặp hơn và thường xảy ra ở người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch, khuẩn huyết...

2. Nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu. Riêng ở trẻ sơ sinh có thể gặp các vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas.

Trieu chung viem mang nao mu o tre em 5

Viêm màng não mủ ở trẻ em do ba loại vi khuẩn gây ra đó là Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu

Bệnh thường xuất hiện sau các bệnh tai mũi họng; bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm mô tế bào; sau các chấn thương như vỡ sọ kín, vỡ sọ hở hoặc mổ sọ và một số bệnh tiềm ẩn như tiểu đường, trẻ suy dinh dưỡng, cắt lách, van tim nhân tạo…

Trẻ càng nhỏ thì có nguy cơ mắc bệnh càng cao. Bệnh chủ yếu gặp trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi. Trong đó, tỷ lệ trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái.

3. Dấu hiệu trẻ bị viêm màng não mủ

Trẻ bị viêm màng não thường có các biểu hiện ban đầu như sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… rất dễ nhầm lẫn với viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, sốt virút… Các dấu hiệu dấu hiệu quan trọng gợi ý viêm màng não:

  • Co giật

Dấu hiệu này có thể gặp ở tay, chân, mắt, miệng hoặc toàn thân. Một số trẻ co giật đơn thuần do sốt cao hoặc có một số trẻ do rối loạn điện giải nhưng cần theo dõi biểu hiện trẻ có bị viêm màng não không.

Trieu chung viem mang nao mu o tre em 2

Triệu chứng viêm màng não mủ ở trẻ em. Trẻ có dấu hiệu sốt cao, co giật...

  • Rối loạn ý thức

Lúc đầu trẻ trong tình trạng dễ bị kích động, sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê. Ngoài ra, trẻ thường kêu đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.

  • Đối với trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu ban đầu thường không đặc hiệu và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác ở trẻ sơ sinh, có thể không sốt hoặc có sốt và có kèm theo một trong các triệu chứng trên. Các biểu hiện thần kinh hay gặp đó là ngủ li bì, thóp phồng, co giật.

4. Viêm màng não mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

  • Viêm màng não là loại bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân hoặc chậm phát triển tâm thần vận động…
  • Vì vậy, cần lưu ý khi trẻ có biểu hiện bị sốt, cần phải cặp nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cần lau mát và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn liều lượng và cân nặng.
Trieu chung viem mang nao mu o tre em

Viêm màng não mủ ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao

  • Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ thường xuyên để đảm bảo bé không rơi vào tình trạng nguy hiểm. Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không rõ nguyên nhân đến ngày thứ ba không giảm nên đưa đến bệnh viện kiểm tra ngay.
  • Trẻ trong cơn sốt kèm theo đau đầu, nôn không nên quá lo lắng, nhưng hết sốt rồi mà vẫn còn các biểu hiện này thì đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm màng não mủ hoặc trẻ sốt kèm nôn, đau đầu, co giật, mệt lả, ngủ li bì, ăn uống kém... cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất khám ngay.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không được thầy thuốc chỉ định hoặc đưa trẻ đến bệnh viện chậm trễ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ và làm tăng nguy cơ để lại nhiều di chứng thần kinh do điều trị muộn.
  • Tại cơ sở y tế, trong nhiều trường hợp sốt, nôn, đau đầu… không rõ nguyên nhân, bác sỹ có thể khuyến cáo thực hiện xét nghiệm dịch não tủy sớm nhằm phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
  • Việc điều trị viêm màng não tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu viêm màng não do virus, biện pháp điều trị chủ yếu nhằm cải thiện những triệu chứng của bệnh nhân, kết hợp theo dõi lâm sàng để phát hiện kịp thời những biến chứng và không cần dùng kháng sinh.
  • Viêm màng não do vi khuẩn thường nặng nề và việc chẩn đoán sớm và điều trị bằng kháng sinh đúng, kịp thời sẽ giải quyết các vấn đề nguy hiểm ở trẻ, tránh được di chứng.

5. Phòng bệnh viêm màng não mủ ở trẻ em

  • Để phòng bệnh, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và nơi ở của trẻ; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
  • Phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh viêm màng não qua đường hô hấp khi sức khỏe suy giảm. Các biến chứng về hô hấp có thể tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh viêm màng não.
Trieu chung viem mang nao mu o tre em 4

Cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch

comment Bình luận

largeer