Vì sao ngáy ngủ và cơ chế của ngáy khi ngủ?

Vì sao ngáy ngủ và cơ chế của ngáy khi ngủ? Ngủ ngáy không chỉ là vấn đề của nam giới mà còn xảy ra ở nữ giới. Ngáy gây ra bởi sự rung của vòm khẩu cái và thành hầu.
13/03/2018 10:49

Vì sao ngáy ngủ?

Trường hợp thở không khí đi vào từ mũi hoặc miệng xuống phổi rồi trở ra tự nhiên, đều đặn là thở khi ngủ. Tuy nhiên, ở một số người khi ngủ, vùng họng sau khi bị hẹp lại cũng khiến một lượng khí đi vào nhưng do đi qua vùng hẹp hơn khiến các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo ra âm thanh, đó là ngáy. Vùng hẹp này có thể ở vùng mũi, miệng hoặc họng.

Vi sao ngay ngu va co che cua ngay khi ngu 2

Vì sao ngáy ngủ và cơ chế của ngáy khi ngủ? Ngáy ngủ là trường hợp không khí đi vào vùng hẹp khiến các niêm mạc mô xung quanh rung lên

Tại Canada, qua nghiên cứu trên 2000 người cho biết khoảng hơn 70% nam giới có tật ngáy khi ngủ và hơn 50% nữ giới cũng có tật này.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngáy ngủ và có các cách chữa trị khác nhau:

Thừa cân

Thừa cân có liên quan đến các vấn đề sức khỏe và là một trong những tác nhân chính gây ngáy ngủ ở nam giới, họ có xu hướng tăng cân ở khu vực cổ. Khi các mô mỡ quanh cổ chèn ép đường thở và khiến không khí khó lưu thông khi ngủ, do vậy đường thở dễ phát ra tiếng động.

Cách chữa: giảm cân hợp lý thông qua chế độ ăn uống và tập luyện.

Uống rượu bia

Nhiều nghiên cứu cho thấy rượu có tác dụng an thần và giảm đau, giúp thư giãn, thoải mái nhưng cũng có thể khiến các cơ sau họng bị chèn ép gây ra ngáy. Thuốc ngủ, an thần, kháng histamin cũng có ảnh hưởng tương tự.

Cách chữa: hạn chế uống rượu, chỉ nên uống muộn nhất là cách 4 tiếng trước khi đi ngủ.

Vi sao ngay ngu va co che cua ngay khi ngu 3

Trường hợp uống nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ngáy ngủ

Hút thuốc

Ở những người hút thuốc dễ ngáy ngủ gấp 2 lần so với những người không hút thuốc. Khói thuốc lá có thể gây kích thích niêm mạc khoang mũi và họng, gây sưng và viêm. Kết quả gây khó thở bằng mũi. Ngoài ra, những người xung quanh hít phải khói thuốc của người khác hút cũng có nguy cơ ngáy.

Cách chữa: Cai thuốc hoặc chỉ hút thuốc cách giờ ngủ ít nhất 4 tiếng để làm giảm ảnh hưởng của thuốc.

Tư thế ngủ

Trường hợp ngủ nằm ngửa rất dễ gây ngáy ngủ do tác động của trọng lực lên đường hô hấp trên. Điều này xảy ra khi lưỡi và phần vòm miệng mềm bị tụt ra sau vào cổ họng, gây hẹp đường thở.

Cách chữa: nằm nghiêng về một bên. Có thể dùng dụng cụ đỡ hàm dưới có ích trong trường hợp ngáy này. Đây là dụng cụ giữ cho hàm dưới và lưỡi đẩy về phía trước, tạo thêm không gian để thở. Ngoài ra có thể sắp xếp gối giữ đầu ở vị trí hơi nghiêng, giúp thông đường hô hấp đằng sau họng.

Dị ứng

Các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng có thể gây nghẹt mũi, góp phần tạo ra tiếng ngáy và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Sưng niêm mạc mũi và họng ảnh hưởng tới hô hấp qua đường mũi, đặc biệt là vào ban đêm.

Cách chữa: điều trị dị ứng.

Thở bằng miệng

Nếu há miệng khi ngủ, sẽ rất dễ bị ngáy. Khi thở bằng mũi, không khí đi qua phần cong của vòm miệng mềm đi vào họng mà không tạo ra những âm thanh không cần thiết. Trường hợp thở bằng miệng, không khí sẽ chạm vào mặt sau họng và có thể khiến mô mềm rung lắc mạnh.

Cách chữa: có thể dùng các thiết bị hỗ trợ thở, ngăn thở bằng miệng.

Lỗ mũi nhỏ

Lỗ mũi nhỏ có thể cản trở việc thở bằng đường mũi, vì vậy khi thở bằng miệng sẽ gây ngáy ngủ.

Cách chữa: dùng dụng cụ mang banh mũi bằng nhựa đàn hồi giúp giữ cho lỗ mũi mở dễ thở hơn.

Ngáy do lưỡi

Trường hợp bị ngáy ngủ nặng trong một thời gian, gây tổn thương dây thần kinh và cơ của đường hô hấp trên khiến chúng dễ bị sập xuống. Tình trạng này làm hẹp đường thở và khiến mô lưỡi bị rung, gây tắc nghẽn đường thở.

Cách chữa: các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra, thiết bị hỗ trợ hàm dưới có thể giúp giữ lưỡi không chèn vào thành sau họng.

Cơ chế của ngáy khi ngủ

Những nghiên cứu đầu tiên từ năm 1980 dữa trên những bảng tự đánh giá về sự tương đồng rất kém giữa hỏi bệnh với bệnh nhân và người thân, sự phóng đại do người thân về mặt cường độ và tần số ngáy. Những nghiên cứu này đã chỉ ra tỷ lệ ngáy ngủ thường xuyên dao động từ 4% - 50% ở nam giới và 4% - 17% ở nữ giới. Những người không thường xuyên ngáy ngủ tỷ lệ dao động từ 17% - 60% ở nam và 13% - 17% ở nữ.

Vào năm 2006 ở Pháp, Teculescu cho biết 35% những người ngáy ngủ thường xuyên đều dựa theo bảng câu hỏi ở đàn ông độ tuổi trung niên để điều tra.

Những phép đo khách quan về việc bệnh nhân không tự cảm nhận mà người thân phóng đại hoặc giảm nhẹ tuỳ theo sự "than phiền" chủ quan trong quần thể chung. Phép đo khách quan cho ngáy ngủ được sử dụng, có khoảng 81% người Úc từ 40 - 65 tuổi ngáy nhiều hơn 10% thời gian ban đêm và khoảng 22% số người này ngáy trong 50% thời gian ban đêm.

Vi sao ngay ngu va co che cua ngay khi ngu

Cơ chế của ngáy khi ngủ do sự rung của vòm khẩu cái và thành hầu

Những nghiên cứu dịch tễ học cũng quan sát được tỷ lệ dao động của ngáy ngủ và đưa ra một số yếu tố chung như sau:

Tuổi: tối đa vào khoảng 60 tuổi.

Giới tính: ưu thế ở đàn ông cho đến 60 tuổi.

Cân nặng: tần suất gấp đôi ở người béo phì.

Hút thuốc: viêm đường hô hấp trên.

Rượu và thuốc dãn cơ, thuốc an thần.

Tắc nghẽn xoang mũi bất kể do nguyên nhân nào.

Người trong gia đình có tiền sử về chứng ngáy ngủ (cơ sở di truyền độc lập với những gien liên hệ với béo phì, vai trò có thể của hình thái mặt).

Cơ chế của ngáy khi ngủ gây ra bởi sự rung của vòm khẩu cái và thành hầu. Nó biểu hiện và khẳng định một sự tăng kháng lực của đường dẫn khí trên. Đây là nguyên nhân của sự giảm khẩu kính của đoạn nối tiếp của hầu (tác dụng hút). Luồng khí không còn theo dạng tầng (khi không có ma sát lẫn sự biến dạng) mà trở nên hỗn loạn và gây nên sự rung động của cấu trúc rung như lưỡi gà, thành hầu và vòm khẩu cái. Nếu có một tiếng ồn đơn giản gây khó chịu cho người ngáy lẫn người xung quanh, ngáy ngủ có thể là triệu chứng đơn giản để phát hiện những bệnh lý hô hấp dạng ngưng thở hoặc sự tăng kháng lực. Nó là dấu chỉ điểm hữu ích để chẩn đoán SHRVS.

Ngáy ngủ có nguy hiểm không?

Bệnh ngáy ngủ thường gây khó chịu cho người xung quanh, tuy nhiên có thể gây nguy hại thực sự cho chính người bệnh.

Vi sao ngay ngu va co che cua ngay khi ngu 4

Vì sao ngáy ngủ và cơ chế của ngáy khi ngủ? Bệnh ngáy ngủ ảnh hưởng đến người xung quanh và nguy hại cho sức khoẻ của người ngáy

Người ngáy ngủ thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và lúc ngủ say bị ngắt quãng.

Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ. Hơn nữa, bệnh ngáy ngủ có thể dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như huyết áp cao, suy giảm khả năng tình dục, bệnh nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp hoặc bệnh đột tử trong khi ngủ...

comment Bình luận

largeer