3 bệnh về mắt ở trẻ em dễ bị mù

3 bệnh về mắt ở trẻ em dễ bị mù. Những căn bệnh nguy hiểm về mắt ở trẻ em mà hầu như các bà mẹ đều bỏ qua và thiếu thông tin, dẫn tới chăm sóc con trẻ không đúng cách. Vậy làm thế nào để nhận biết, phòng tránh và khắc phục hiệu quả nhất mà không làm tổn thương mắt của trẻ?
18/01/2018 15:33

Những bệnh nguy hiểm về mắt ở trẻ em

Trước hết, các mẹ cần biết được những bệnh này rất khó để phát hiện do dấu hiệu nhận biết mờ nhạt, cha mẹ ít chứ ý. Đặc biệt, chúng rất nguy hiểm, gây giảm thị lực, thậm chí mù vĩnh viễn.

3 benh ve mat o tre em de bi mu

3 bệnh về mắt ở trẻ em dễ bị mù. Cha mẹ cần nắm vững kiến thức về một số bệnh về mắt ở trẻ

Bác sỹ Hoàng Cương thuộc Bệnh viện Mắt Trung ương đã cảnh báo một số bệnh mắt bẩm sinh có thể ảnh hưởng lớn đến thị lực của trẻ. Cụ thể đó là bệnh quặm bẩm sinh, glaucoma bẩm sinh, đục thể thủy tinh bẩm sinh.

Mắc bệnh đục thuỷ tinh thể ở trẻ sơ sinh

Thông thường, bệnh đục thuỷ tinh thể gặp ở người già nhưng tại nhiều bệnh viện mắt cho thấy có khá nhiều trẻ nhỏ vừa sinh ra đã mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị mù khi lớn lên hoặc được thay thủy tinh thể, thị lực của trẻ cũng rất kém. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp đục thuỷ tinh thể bẩm sinh ở trẻ em bị bỏ qua và được phát hiện tình cờ nên việc khôi phục thị lực cho trẻ kém hiệu quả.

3 benh ve mat o tre em de bi mu 3

3 bệnh về mắt ở trẻ em dễ bị mù. Đục thuỷ tinh thể ở trẻ sơ sinh

Thị lực giảm tỷ lệ thuận với mức độ đục thuỷ tinh thể. Trẻ thường có biểu hiện như quờ quạng, khi lớn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt.

Ngoài ra, trẻ cũng thường bị loá mắt do đục thuỷ tinh thể bắt đầu thường gây loá mắt, khó chịu cho người bệnh. Mắt trẻ nhìn gần tốt hơn so với trước đó do mắt bị đục thuỷ tinh thể ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do đó khả năng nhìn gần sẽ tốt hơn. Nhiều trường hợp mắt trẻ bị lác.

Nguyên nhân gây đục thuỷ tinh thể ở trẻ em là do di truyền (10 - 25%) và nhiễm khuẩn trong thời kỳ mẹ thai nghén. Nó có thể xảy ra một cách tự nhiên và không kèm với một bệnh nào khác hoặc trong các hội chứng. Đục thuỷ tinh thể này có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc cả 2 mắt.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như viêm màng bồ đào, glocom, bong võng mạc, u nội nhãn... hoặc đái tháo đường, galactoza huyết, tetani... Chấn thương gây ra đục thuỷ tinh thể ở 1 mắt của trẻ.

Phương pháp điều trị hiện nay là phẫu thuật để phục hồi thị lực. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ phát triển nhược thị ngay cả khi đã được phẫu thuật đạt kết quả cao và điều chỉnh quang học tốt. Do vậy sau mổ, trẻ cần phải tập luyện bằng cách bịt mắt lành nhằm phục hồi thị lực lâu dài.

Quặm mắt ở trẻ 5 ngày tuổi

Theo bác sỹ Hoàng Cương, quặm mắt bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi cọ sát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị. Bệnh hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp, tẹt. Do hàng lông mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó chịu luôn luôn dụi mắt.

3 benh ve mat o tre em de bi mu 2

3 bệnh về mắt ở trẻ em dễ bị mù. Quặm mắt ở trẻ 5 ngày tuổi

Quặm mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, nếu kéo dài có thể gây viêm kết mạc. Lông mi sẽ làm tổn thương giác mạc, gây trợt giác mạc nếu không được điều trị. Tình trạng này kéo dài và không đưojc điều trị có thể để lại sẹo làm giảm thị lực, thậm chí mù loà. Khi có các biểu hiện bất thường như dụi mắt, chảy nước mắt cần đến các cơ sở nhãn khoa để thăm khám và điều trị.

Bệnh sợ ánh sáng ở trẻ nhỏ

Căn bệnh xuất hiện với tần suất thấp tuy nhiên lại là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến mù loà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh glaucoma bẩm sinh này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, có tính di truyền.

Triệu chứng của bệnh đó là mắt trẻ to hơn bình thường khi chào đời. Giác mạc tiếp tục giãn lồi, xuất hiện nếp gấp và dần dần giác mạc bị phù và đục. Phù giác mạc kèm theo hiện tượng sợ ánh sáng, chảy nước mắt và phù đục giác mạc.

3 benh ve mat o tre em de bi mu 4

3 bệnh về mắt ở trẻ em dễ bị mù. Bệnh này xảy ra với tần suất thấp nhưng rất nguy hiểm 

Phù đục giác mạc là giai đoạn muộn của bệnh, khó có thể phục hồi được thị lực. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được sử dụng để mắt trẻ ít bị kích thích và phục hồi nhanh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là cha mẹ cần quan sát và theo dõi những bất thường ở mắt của trẻ. Khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa để được điều trị, phẫu thuật, tránh những biến chứng xấu cho thị lực của trẻ.

Trẻ em khi sinh ra hoặc trong quá trình lớn lên bị các dị tật về mắt dẫn đến những ảnh hưởng lớn trong cuộc sống và sinh hoạt. Những dị tật này có thể khắc phục nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần được trang bị kiến thức các bệnh về mắt ở trẻ em để phát hiện nhanh chóng.

comment Bình luận

largeer