Chữa ngáy ngủ bằng thảo quả tốt nhất

Chữa ngáy ngủ bằng thảo quả tốt nhất. Thảo quả không chỉ là gia vị mà còn là một vị thuốc quý có tác dụng chữa nhiều bệnh lý. Thảo quả được xem “vũ khí” lợi hại để chống lại tình trạng ngáy ngủ về đêm.
27/12/2017 08:00

Cách chống ngáy ngủ cực đơn giản từ thảo quả

Thói quen sinh hoạt không điều độ cùng một số bệnh lý về mũi chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngáy ngủ thành tiếng về đêm. Ngáy ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của những người xung quanh. Nhằm khắc phụ tình trạng này, các thầy thuốc dân gian đưa ra mẹo chữa ngáy ngủ bằng thảo quả cực nhanh và cực an toàn.

Thảo quả là một loại gia vị, loại thuốc được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đây là loại cây trồng lấy quả phơi khô. Hiện nay thảo quả được bán phổ biến trên thị trường gồm 2 loại là màu xanh và màu nâu tối.

Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, tính ôn táo nên chủ yếu được dùng để trừ hàn thấp ở tỳ vị. Thảo quả thường được dùng để chữa đau bụng đầy chướng, ỉa chảy, ho có đờm, đờm đặc gây khó thở.

Empty

Chữa ngáy ngủ bằng thảo quả tốt nhất, chất kháng khuẩn trong thảo quả có tác dụng làm thông thoáng đường th và chống viêm nhiễm

Một số nghiên cứu y khoa tiên tiến chỉ ra, trong thảo quả có chứa hàm lượng tinh màu khá cao. Tinh dầu thảo quả có màu vàng nhạt, mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dễ chịu.

Với khả năng chữa được các bệnh về mũi, họng nên thảo quả được xem là bài thuốc quý nhằm chữa tận gốc chứng ngáy ngủ về đêm. Theo đó, mẹo chữa ngáy ngủ  bằng thảo quả hết sức đơn giản:

Bạn chỉ cần lấy thảo quả khô đã nướng chín, bóc lấy hạt bên trong nghiền nhỏ. Bạn lấy nửa thìa cà phê bột hạt thảo quả pha với nước uống trước khi đi ngủ.

Việc uống nước thảo quả có tác dụng làm long đờm, giảm nghẹt mũi do bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang gây ra. Uống nước thảo quả thường xuyên giúp thông mũi, chống vi khuẩn xâm nhập đường thở gây xưng viêm.

Theo một số thầy thuốc đông y, người ngáy ngủ sử dụng nước thảo quả trong vòng 1 tuần sẽ mang đến hiệu quả chữa ngáy ngủ cực tốt.

Một số tác dụng chữa bệnh khác của thảo quả

Khi nói đến giá trị dinh dưỡng của thảo quả, hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều công nhận đây là loại gia vị - thảo dược cực kỳ tốt. Bởi trong thảo quả có chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú gồm các hoạt chất như: Carbohydrate; protein; chất xơ; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin; khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt, canxi, magiê, mangan và kẽm; tinh dầu (dầu dễ bay hơi)... Ăn thảo quả thường xuyên có tác dụng tốt như;

Tốt cho tim mạch: dinh dưỡng từ thảo quả cung cấp cho cơ thể hàm lượng khoáng chất như kali, canxi, magie… Đặc biệt, với hàm lượng kali lớn có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp rất tốt cho những người có vấn đề về máu.

Phòng chống ung thư: theo nghiên cứu tại Ấn Độ, việc uống nước pha từ thảo quả có tác dụng ức chế sự tăng trưởng, chống lại sự hình thành của các gốc tự do phá hủy tế bào gây ung thư, nhất là ung thư ruột kết. Các chuyên gia y tế khuyến khích người dân nên tăng cường ăn thảo quả để phòng chống ung thư.

Empty

Chữa ngáy ngủ bằng thảo quả tốt nhất, thảo quả là vị thuốc tuyệt vời để phòng chống bệnh ung thư

Chống đông máu: Một nghiên cứu gần đây tại Viện nghiên cứu Công nghệ Thực phẩm Trung ương Ấn Độ cho thấy: trong quả thảo quả có chứa một số thành phần bảo vệ và ngăn chặn các máu vón cục và nguy cơ hình thành máu đông. Thảo quả chống kết tập tiểu cầu ngăn ngừa sự đông máu hiệu quả.

Lợi tiểu: ăn thảo quả hoặc uống nước thảo quả thường xuyên còn có tác dụng thúc đẩy lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu từ thận để loại bỏ các chất dư thừa trong cơ thể. Tác dụng của thảo quả đã được nghiên cứu và công nhận.

Ngoài ra, thảo quả còn có một số tác dụng khác như: giảm lượng caffeine trong cơ thể; giảm sự co thắt dạ dày; giảm đau bụng ở trẻ em; làm dịu cơn đau họng; giảm đau thần kinh; hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh…

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khóa và chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần dùng thảo quả với mức độ phù hợp, không nên dùng quá nhiều. Nếu sử dụng quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ khác  như: khó thở, tức ngực, phát ban, sưng da…

comment Bình luận

largeer